Xuất hiện robot AI Việt Nam được nhận định vượt xa Sophia: Biết đọc thơ, giải toán, có cả vị giác và trái tim

Tuy chưa thể tự bước đi, hai cánh tay còn khá yếu và chưa có biểu cảm khuôn mặt nhưng các nhà sáng tạo Trí Nhân nhận định, robot này chắc chắn sẽ vượt xa Sophia.

Trong một triển lãm Công nghệ giáo dục được tổ chức gần đây, startup Open Classroom đã giới thiệu robot hỗ trợ giảng dạy có tên là Trí Nhân. Đây là sản phẩm robot AI được khai sinh bởi nhà khoa học, chuyên gia về trí tuệ nhân tạo Phạm Thành Nam.

Xuất hiện robot AI Việt Nam được nhận định vượt xa Sophia: Biết đọc thơ, giải toán, có cả vị giác và trái tim

Theo chia sẻ của ông Nam, Sophia - tên gọi của công dân robot đầu tiên trên thế giới có nghĩa là thông thái, khôn ngoan. Lấy cảm hứng từ điều này, nhóm phát triển đã đặt tên cho robot là Trí Nhân, vừa mang nghĩa “trí tuệ nhân tạo”, vừa có nghĩa “con người có trí tuệ”.

Trí Nhân có kích thước như người lớn. Cơ thể được in 3D bằng nhựa PLA, dựa trên dự án mã nguồn mở InMoov. Tuy nhiên, các linh kiện điện tử là khác hoàn toàn, tiết kiệm điện hơn. Năng lượng được cung cấp bởi pin sạc và/hoặc điện lưới.

Xuất hiện robot AI Việt Nam được nhận định vượt xa Sophia: Biết đọc thơ, giải toán, có cả vị giác và trái tim
Ông Phạm Thành Nam - chuyên gia trí tuệ nhân tạo, đồng thời là người sáng lập của Open Classroom Team. (Ảnh: Vietnamnet).

Theo thông tin trên website chính thức của Open Classroom, Trí Nhân có 5 giác quan: Thị giác (2 camera trong mắt), thính giác (mảng micro tầm xa), khứu giác (cảm biến chất lượng không khí), xúc giác (các cảm biến áp suất, nhiệt độ và độ ẩm) và "vị giác" (đồng hồ đo điện với cơ chế "chống độc"). Trí Nhân có hỗ trợ không dây cho Wifi 802.11ac, Bluetooth 5, BLE, Bluetooth Mesh, Thread, Zigbee, 802.15.4, ANT và 2.4 GHz.

Robot này có thể giao tiếp bằng ngôn ngữ tự nhiên (tiếng Việt và tiếng Anh), dịch các từ hoặc câu sang nhiều ngôn ngữ khác, hoạt động đồng thời như một trợ lý hữu ích và một người bạn thân. Trí Nhân có thể cảm nhận cảm xúc, có trái tim trong ngực, và một mô phỏng chuỗi xoắn kép ADN (với mạch "tốt đẹp" và mạch "xấu xa"). Đồng thời, nó cũng có tính năng nhận diện khuôn mặt và đo nhịp tim người đối diện.

Trí Nhân cũng được tích hợp với công cụ tìm kiếm Google, có thể giải toán, đọc thơ, thậm chí là trêu đùa với người đối diện.

Tuy chưa thể tự bước đi, hai cánh tay còn khá yếu và chưa có biểu cảm khuôn mặt, hình dạng có khá dữ dằn nhưng các nhà sáng tạo Trí Nhân nhận định, robot này chắc chắn sẽ vượt xa Sophia.

Ngoài mục đích hỗ trợ công nghệ giáo dục, Trí Nhân còn có khả năng điều khiển những thiết bị thông minh trong nhà hoặc ngoài trời, chỉ đạo các robot đơn giản hơn như robot hút bụi, drone,...

Open Classroom cho biết chi phí sản xuất Trí Nhân hiện vẫn còn rất đắt và sẽ tiếp tục hoàn thiện hơn nữa để thương mại hóa, ứng dụng được vào nhiều lĩnh vực ngoài giáo dục như y tế, ngân hàng,...

Ngoài Trí Nhân, Open Classroom Team còn đang phát triển một phiên bản robot nữ với tên gọi Hồng Tâm để phục vụ cho mục đích y tế.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Điều gì xảy ra khi hai hệ thống AI hẹn hò nhau?

Điều gì xảy ra khi hai hệ thống AI hẹn hò nhau?

Buổi hẹn hò kéo dài 3 tuần của hai hệ thống Al cho thấy chúng cũng tán tỉnh qua lại, ngập ngừng do dự, nói lắp nhưng lại có cả những câu nói khiến người ta giật mình.

Đăng ngày: 20/11/2020
Công nghệ Deepfake:

Công nghệ Deepfake: "Tôi đóng giả Nixon và thông báo về thảm họa Mặt trăng"

Làm diễn viên deepfake không khác mấy so với diễn để làm kỹ xảo, nhưng tác động tâm lý thì khá lớn.

Đăng ngày: 19/11/2020
AI mới nhanh chóng giải được phương trình cực khó, giúp nhân loại hiểu hơn về thế giới vật chất quanh ta

AI mới nhanh chóng giải được phương trình cực khó, giúp nhân loại hiểu hơn về thế giới vật chất quanh ta

Tốc độ giải phương trình tăng 1.000 lần, mà tỷ lệ mắc lỗi giảm tới 30%.

Đăng ngày: 05/11/2020
Deepfake là gì? Làm sao để phát hiện video làm từ deepfake?

Deepfake là gì? Làm sao để phát hiện video làm từ deepfake?

Hình ảnh, video deepfake đang trở thành một trào lưu hết sức nguy hiểm và xuất hiện ngày càng nhiều trên mạng hay các phương tiện truyền thông.

Đăng ngày: 02/11/2020
Trí tuệ nhân tạo giúp giải mã ngôn ngữ chết

Trí tuệ nhân tạo giúp giải mã ngôn ngữ chết

Các nhà khoa học ở Viện Công nghệ Massachusetts MIT (Mỹ) vừa tạo ra hệ thống sử dụng học máy (machine learning) để giải mã các ngôn ngữ đã chết.

Đăng ngày: 30/10/2020
AI phục dựng gương mặt 54 hoàng đế La Mã

AI phục dựng gương mặt 54 hoàng đế La Mã

Gương mặt của các hoàng đế La Mã như Caligula, Nero và Hadrian được phục dựng hết sức chân thực nhờ đồ họa kỹ thuật số.

Đăng ngày: 30/09/2020
AI Trung Quốc cho thấy con người già nhanh nhất ở tuổi 40

AI Trung Quốc cho thấy con người già nhanh nhất ở tuổi 40

Các nhà khoa học đã sử dụng hình ảnh 3D để xác định xem người ta trẻ hơn hay già hơn đến mức nào so với tuổi thật của họ.

Đăng ngày: 23/09/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News