Xuất hiện vùng áp thấp trên Biển Đông

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, áp thấp có khả năng đổi hướng di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được 10-15km và có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới.

Xuất hiện vùng áp thấp trên Biển Đông
Ảnh đường đi và vị trí vùng áp thấp. (Ảnh: nchmf).

Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương cho biết, hồi 01 giờ ngày 14/07, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 14,0-15,0 độ Vĩ Bắc; 112,0-113,0 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 270km về phía Nam Đông Nam.

Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp di chuyển chủ yếu theo hướng Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10km. Đến 01 giờ ngày 15/7, vị trí tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 16,7 độ Vĩ Bắc; 112,2 độ Kinh Đông, ngay trên vùng biển quần đảo Hoàng Sa.

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, áp thấp có khả năng đổi hướng di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được 10-15km và có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới.

Do ảnh hưởng của hoàn lưu vùng áp thấp kết hợp với hoạt động của gió mùa Tây Nam nên khu vực giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển từ Ninh Thuận đến Cà Mau, Cà Mau đến Kiên Giang và vịnh Thái Lan có mưa rào và dông mạnh. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh cấp 6-7. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 1.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến. Điều này đồng nghĩa với việc tần số và năng lượng của ánh sáng tím là cao nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 13/06/2018
Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Nước biển được giữ lại trên Trái đất là nhờ lực hấp dẫn, Mặt trăng và Mặt trời cũng có lực hấp dẫn đối với trái đất. Đặc biệt, Mặt trăng hút một khối lượng nước trên bề mặt đại dương.

Đăng ngày: 25/03/2018
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 25/03/2018
Khu vực Bắc Bộ tiếp tục có mưa rào và dông đến ngày 16/7

Khu vực Bắc Bộ tiếp tục có mưa rào và dông đến ngày 16/7

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, từ 13-16/7, Bắc Bộ tiếp tục có mưa rào và dông nhiều nơi nhưng giảm dần về lượng và vẫn tập trung mưa vào đêm và sáng sớm.

Đăng ngày: 13/07/2017
Ngày 12/7: Phía Bắc tiếp tục mưa to, vùng núi có thể lũ quét và sạt lở

Ngày 12/7: Phía Bắc tiếp tục mưa to, vùng núi có thể lũ quét và sạt lở

Từ 7 giờ ngày 11/7 đến 1 giờ ngày 12/7, các tỉnh Bắc Bộ đã có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to như Phố Ràng (Lào Cai) 49mm, Yên Bái 168mm,...

Đăng ngày: 12/07/2017
Bắc Bộ mưa to về đêm và sáng, Hà Nội khả năng ngập úng

Bắc Bộ mưa to về đêm và sáng, Hà Nội khả năng ngập úng

Từ nay đến 16/7 miền Bắc vẫn mưa to về đêm và sáng, Hà Nội khả năng ngập úng, còn vùng núi nguy cơ lũ quét sạt lở đất.

Đăng ngày: 11/07/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News