Xương rồng xâm lấn đất nông nghiệp tại Kenya

Các nhà chức trách Kenya đang chật vật tìm giải pháp ngăn xương rồng Opuntia xâm chiếm đất nông nghiệp ở miền bắc nước này.

Xương rồng xâm lấn đất nông nghiệp tại Kenya
Nông dân Kenya cố gắng phá bỏ một cụm xương rồng Opuntia. (Ảnh: Loisaba Conservancy).

Xương rồng Opuntia đã trở thành "cái gai" đối với nhiều cư dân Kenya khi nó dần bóp nghẹt sinh kế của họ. Với thân dày không lá được bao phủ bởi những chiếc gai sắc nhọn, loài thực vật này đã xâm chiếm hàng nghìn ha đất chăn thả gia súc ở những vùng khô hạn và bán khô hạn của Kenya.

Opuntia không thể làm thức ăn cho lạc đà, bò, dê, hay vật nuôi khác. Chúng lan nhanh trên đất, lấy hết nước mà thảm thực vật tự nhiên có thể sử dụng, dần dần làm suy thoái đồng cỏ - nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng của gia súc. Những chiếc gai nhọn như kim của chúng còn giết chết nhiều loại thực vật cạnh tranh khác như một cơ chế bảo vệ và sinh tồn.

Mặc dù có thể nhìn thấy ở khắp nơi bằng mắt thường, các phương tiện giao thông vẫn khó tránh khỏi gai nhọn của Opuntia khi chúng lây lan dọc các con đường chính, làm xước sơn xe cộ.

Tiến sĩ Eunice Githae từ Khoa Khoa học Sinh học tại Đại học Chuka của Kenya cảnh báo rằng, các loài ngoại lai xâm hại là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với đa dạng sinh học, an ninh lương thực và phúc lợi của con người.

"Chúng có khả năng cạnh tranh cao, cũng như cơ chế sinh sản và phát tán hiệu quả. Trong một môi trường mới, những loài như vậy sẽ sinh sôi nảy nở nhanh chóng nếu không có động vật tiêu thụ hoặc ký sinh trùng ức chế sự phát triển của chúng", Githae cho biết.


Xương rồng Opuntia xâm lấn đất chăn thả gia súc ở miền bắc Kenya. (Video: Reuters)

Sự xâm lấn của Opuntia gây cạn kiệt tài nguyên đất và nước, làm suy giảm mức đa dạng của các loài thực vật, dẫn đến thiếu hụt thức ăn cho gia súc, can thiệp vào hoạt động chăn thả, tăng chi phí quản lý và giảm năng suất của ngành chăn nuôi, cuối cùng đe dọa an ninh lương thực.

Joseph Letunyoi, một nông dân người Kenya làm việc tại trung tâm nuôi trồng lâu năm Laikipia, đang kêu gọi thanh niên thu hoạch xương rồng xâm lấn và kiếm tiền từ nó.

Họ thu hoạch cây trên diện rộng, sau đó lấy quả, cho vào máy xay để tách hạt và cùi. Nhóm nghiên cứu đã tìm ra cách chế biến phần cùi thành nước trái cây, sữa chua, kem dưỡng da và các sản phẩm khác, trong khi hạt được ép lấy dầu để làm xà phòng.

Với phần lá còn lại, chúng được nghiền nhỏ và xử lý trong bể phân hủy sinh học, tạo ra khí methane được cộng đồng địa phương sử dụng để sưởi ấm và nấu ăn.

Bên cạnh đó, Cơ quan Quản lý Môi trường Quốc gia Kenya (NEMA) đang làm việc với Trung tâm Nông nghiệp và Khoa học Sinh học Quốc tế trong một nỗ lực ức chế sự phát triển của Opuntia bằng côn trùng.

NEMA hy vọng việc thả rệp son (Cochineal), loài bọ chuyên hút nhựa sống của cây xương rồng, sẽ làm giảm sự lây lan của Opuntia. Cơ quan này tin rằng phương pháp kiểm soát sinh học sẽ tiết kiệm chi phí hơn, đồng thời giúp khôi phục đất đai cho động vật hoang dã và sinh kế cho nông dân địa phương.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Giải mã bí ẩn loại cây hễ kết trái là xảy ra thảm họa ở Trung Quốc, Ấn Độ: Mọc đầy tại Việt Nam

Giải mã bí ẩn loại cây hễ kết trái là xảy ra thảm họa ở Trung Quốc, Ấn Độ: Mọc đầy tại Việt Nam

Đó là loại cây gì mà lại gắn với lời đồn về khả năng gây ra thảm họa khiến người xưa khiếp sợ như vậy?

Đăng ngày: 09/01/2022
Leonardo DiCaprio được đặt tên cho một loại cây sau khi cứu khu rừng

Leonardo DiCaprio được đặt tên cho một loại cây sau khi cứu khu rừng

Một loài cây nhiệt đới mới được đặt theo tên của Leonardo DiCaprio để ghi nhận nỗ lực của nam diễn viên trong chiến dịch cứu khu rừng nhiệt đới nơi loài cây này được tìm thấy.

Đăng ngày: 08/01/2022
Người Trung Quốc thừa nhận, sản vật Việt Nam chất lượng cao, đến Càn Long, Từ Hi còn mê mẩn

Người Trung Quốc thừa nhận, sản vật Việt Nam chất lượng cao, đến Càn Long, Từ Hi còn mê mẩn

Sản vật của Việt Nam được đánh giá có chất lượng tốt nhất thế giới và có tác dụng " trẻ mãi không già".

Đăng ngày: 06/01/2022
Nổi gai ốc với chàng trai

Nổi gai ốc với chàng trai "người ong": 60.000 con "làm tổ" trên mặt vẫn không hề hấn gì

Được người địa phương gọi với biệt danh “bậc thầy thiên nhiên”, người thanh niên này đã coi những con ong là bạn thân của mình.

Đăng ngày: 01/01/2022
Israel phát triển phương pháp thu hoạch dòng điện từ rong biển

Israel phát triển phương pháp thu hoạch dòng điện từ rong biển

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng loài rong biển Ulva, thường được gọi là rau diếp biển, làm nguồn quang hợp mới cho dòng điện, tạo ra các phân tử truyền electron đến một điện cực.

Đăng ngày: 31/12/2021
Tảo có thể tồn tại trong môi trường giống sao Hỏa

Tảo có thể tồn tại trong môi trường giống sao Hỏa

Nghiên cứu mới về tảo làm dấy lên hy vọng về tương lai mà nhân loại có thể biến sao Hỏa cằn cỗi thành hành tinh xanh như Trái Đất.

Đăng ngày: 31/12/2021
Các nhà khoa học phát hiện loại vi khuẩn phân hủy dầu thô

Các nhà khoa học phát hiện loại vi khuẩn phân hủy dầu thô

Các nhà khoa học tìm thấy một loại vi khuẩn có thể trực tiếp tiêu hóa dầu thô và tạo ra khí methane, giúp khai thác mỏ hiệu quả hơn.

Đăng ngày: 27/12/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News