Ý sản xuất điện bằng diều khổng lồ

KiteGen là một công ty chuyên về công nghệ năng lượng có trụ sở tại Ý và mục tiêu của họ là sản xuất điện năng bằng cách sử dụng diều khổng lồ để lấy sức gió trên cao.

Sản xuất điện bằng diều khổng lồ

Theo thông tin từ nhóm nghiên cứu của KiteGen, lượng gió thổi ở trên cao vẫn chưa được khai thác và họ sẽ giải quyết vấn đề này để tạo ra điện năng cho khắp nơi trên thế giới, thậm chí cả những nơi không có đủ nguồn điện như ở Châu Phi hoặc một số nơi ở Châu Á. Nếu có thể tận dụng được, nguồn tài nguyên này sẽ thay thế bớt các nguồn năng lượng gây ô nhiễm môi trường như than đá và khí ga thiên nhiên, từ đó giảm thiểu bớt việc thải ra khí cacbon điôxít dẫn đến tình trạng nóng lên của toàn cầu.

Lượng gió ở trên cao là nguồn năng lượng cực kỳ dồi dào và mạnh hơn rất nhiều so với lượng gió gần mặt đất mà các tua bin gió hiện tại thu thập được, công ty này cho biết. Công nghệ của KiteGen biến đổi động năng của gió đối lưu thành điện năng bằng cách sử dụng diều và các thiết bị chuyển đổi năng lượng mà họ gọi là các "máy phát điện".


Bản vẽ hệ thống diều bên trong văn phòng.

Tất nhiên những con diều này cũng không giống như loại diều bình thường mà mọi người hay đem ra biển để thả. Con diều đặc biệt này được cấu tạo với những bộ cánh lớn được nối với các sợi dây polime cực kỳ chắc chắn và dài đến tận 1km. Các con diều này được điều khiển bởi một hệ thống công nghệ cao nhận thông tin từ các cảm biến điện tử hàng không gắn trên diều, và sử dụng thông tin này để điều chỉnh hướng cánh sao cho khai thác được tối đa lượng gió.

Theo KiteGen, nguồn năng lượng này luôn được làm mới, sạch, rẻ hơn năng lượng hóa thạch và không cần các cỗ máy khổng lồ như tua bin gió truyền thống. Một con diều khổng lồ của KiteGen có trọng lượng khoảng 20 tấn trong khi tua bin gió nặng đến 2000 tấn. Quan trọng hơn, KiteGen cho biết diều của họ có thể sản xuất ra lượng điện nhiều gấp 3 lần so với một tua bin gió đặt ở độ cao từ 45 đến 60 mét.

Được biết, công ty này được thành lập vào năm 2003 bởi kỹ sư Massimo Ippolito và hoạt động hơn 1 thập kỷ qua. Họ cho biết những sản phẩm này đã sẵn sàng được sản xuất ở quy mô công nghiệp, mặc dù vậy loại diều khổng lồ này vẫn được xem là ý tưởng lạ trong lĩnh vực sản xuất năng lượng tái tạo, hơn nữa họ cần phải có giấy cấp phép mới để đảm bảo diều khổng lồ này không ảnh hưởng đến hoạt động hàng không.

KiteGen cho biết sản phẩm này đã được bán ra cho gia đình Hoàng Gia Ả Rập và một công ty Trung Quốc giấu tên. Dưới đây là một số hình ảnh thử nghiệm, thiết kế và công xưởng sản xuất của KiteGen được chụp vào tháng 5 năm 2015:


Cánh diều đang được nâng lên bởi cần cẩu, chuẩn bị bay thử.


Một kỹ sư trong nhóm đang làm việc trong buổi bay thử.


Quang cảnh chụp từ phía trên.


Eugenio Saraceno, giám đốc kỹ thuật của KiteGen, đang điều khiển cánh diều trong buổi bay thử. Phần mềm chính là "trái tim" của hệ thống dưới mặt đất, có chức năng nhận thông tin từ các cảm biến gắn trên cánh diều cũng như điều chỉnh chiều dài dây cáp để điều khiển hướng bay và tận dụng tối đa lượng gió thu được.


Massimo Ippolito, người sáng lập nên dự án này, đang kiểm tra cánh diều sau chuyến bay thử nghiệm.


Mô hình phiên bản KiteGen đầu tiên được đặt giữa phòng.


Một kỹ sư trong nhóm đang sản xuất cảm biến cho diều bằng tay.


Một kỹ sư khác đang lắp cảm biến vào cánh diều.


Các cánh diều được xếp trong xưởng.


Massimo Ippolito đang kiểm tra các thông số trên màn hình trong quá trình bay thử nghiệm.


Đây là hệ thống điều khiển mặt đất, gồm cuộn cáp bên trong và "máy phát điện" có nhiệm vụ chuyển đổi động năng thành điện năng.


Một kỹ sư trong nhóm đang hỗ trợ quá trình "thả" diều.


Hai kỹ thuật viên đang làm việc với một phần của cánh diều trong xưởng.


Một kỹ sư trong nhóm đang hỗ trợ quá trình "thả" diều.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?

Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?

Bạn đã từng nghe đến máy bay tàng hình, tàu ngầm tàng hình nhưng bạn có biết nghĩa của tàng hình ở đây thực sự là gì?

Đăng ngày: 24/01/2025
Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu

Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Đăng ngày: 14/12/2024
Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ

Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ

Bộ Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt của Mỹ (SOCOM) hiện đang theo đuổi một chương trình mang tính cách mạng nhằm hỗ trợ năng lực siêu nhân cho binh sĩ trong nhiệm vụ tác chiến.

Đăng ngày: 24/11/2024
Mỹ sắp phóng máy bay nhanh gấp 20 lần âm thanh

Mỹ sắp phóng máy bay nhanh gấp 20 lần âm thanh

Trang Space.com cho hay, Cơ quan Dự án Nghiên cứu cấp cao Quốc phòng Mỹ (tức DARPA) đã lên kế hoạch phát triển và bay thử loại máy bay siêu âm có tên X-Plane tốc độ Mach 20 trong năm 2016.

Đăng ngày: 07/11/2024
Robot cứu hộ hình người của NASA

Robot cứu hộ hình người của NASA

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) mới giới thiệu một loại robot mới, có khả năng đứng bằng hai chân như người và được sử dụng để hỗ trợ cho các công việc cứu hộ.

Đăng ngày: 26/10/2024
Kenguru – chiếc xe sinh ra cho người khuyết tật, chỉ có một cửa duy nhất nhưng cực tiện cho người đi xe lăn

Kenguru – chiếc xe sinh ra cho người khuyết tật, chỉ có một cửa duy nhất nhưng cực tiện cho người đi xe lăn

Hãng Community Cars ở bang Texas (Mỹ) đã sáng chế ra một loại ô tô điện mang tên Kenguru, dành cho người khuyết tật phải ngồi xe lăn.

Đăng ngày: 04/09/2024
Phương pháp xây nhà chống động đất ít tốn kém

Phương pháp xây nhà chống động đất ít tốn kém

Khi động đất xảy ra, dù lớn hay nhỏ đều gây nhiều thiệt hại, lớn thì tổn thất nhân mạng và tài sản, nhỏ thì hư hại nhà cửa.

Đăng ngày: 01/08/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News