Ý thức con người liệu có tồn tại khi đầu lìa khỏi cổ?

Những câu chuyện từ thế kỷ trước cho thấy chiếc đầu rời khỏi cơ thể vẫn có thể chớp mắt, thay đổi nét mặt, thậm chí cố gắng phát ra tiếng nói.

>>> Con người tồn tại ra sao sau khi bị chặt đầu?
>>> Sự thực đáng kinh ngạc về chuyện người bị chặt cụt đầu vẫn sống

Trong cuộc cách mạng Pháp, đao phủ từng giữ phần đầu bị chém đứt của Charlotte Corday (cô gái ám sát chính trị gia Jean-Paul Marat) trên cao và tát vào má. Nhiều nhân chứng khẳng định đôi mắt của Corday nhìn vào người đao phủ với vẻ mặt phẫn nộ.

Ý thức con người liệu có tồn tại khi đầu lìa khỏi cổ?
Một cái đầu bị chặt có thể nói chuyện. (Ảnh minh họa: imgarcade)

Năm 1989, một cựu chiến binh quân đội nhìn thấy người bạn thân mất đầu trong vụ tai nạn xe hơi. Tuy nhiên, chiếc đầu tách rời được cho là vẫn có biểu hiện sốc, kinh hoàng, đau đớn và đôi mắt liếc nhìn cơ thể.

Nhiều bác sĩ cho rằng khả năng biểu hiện sau khi bị chặt đầu rất khó xảy ra. Tại thời điểm chặt đầu, não phải chịu đựng sự sụt giảm mạnh về huyết áp, phần đầu nhanh chóng mất máu, thiếu oxy. Não đi vào trạng thái hôn mê sâu, mặc dù có thể phải mất vài giây cái chết mới đến.

Tuy nhiên, một số nghiên cứu gần đây trên động vật khiến nhiều người tin vào những câu chuyện trên. Năm 2011, các nhà khoa học Hà Lan gắn máy đo điện não đồ (EEG) lên bộ não của những con chuột bị chặt đầu.

Theo đó, họ vẫn phát hiện hoạt động xung điện trong vùng não chuột, hoạt động có ý thức tiếp tục diễn ra trong khoảng 4 giây. Những động vật nhỏ hơn có vú thậm chí còn có thời gian lâu hơn. Nếu điều này xảy ra ở người, một vài giây ít ỏi đó cũng đủ thời gian để họ nhận thức xung quanh.

Tuy nhiên, truyền thuyết về những chiếc đầu bị chặt cố nói chuyện có thể là chỉ đơn giản là hành động phản xạ của cơ thể. Giống như chân tay bị đứt lìa vẫn có thể co cơ, phản xạ của não tại hệ thống ngoại tháp (bộ phận thuộc hệ thần kinh điều khiển hoạt động vận động) cũng tạo ra biểu hiện vô thức trên khuôn mặt như sợ hãi, ghê tởm và khinh miệt.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối"

Đăng ngày: 24/02/2019
Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Đăng ngày: 28/01/2019
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

"23 cúng kẹo, 24 dọn nhà, 25 nghiền đậu...", là bài vè vang lên vào mỗi dịp cuối năm ở Trung Quốc, với ý nghĩa "tiểu niên" (năm mới nhỏ) sắp đến, theo Xinhua.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News