Ý tưởng phun lưu huỳnh vào khí quyển để làm mát Trái đất
Công ty Sunsets hướng tới giải phóng hạt lưu huỳnh dioxide vào tầng bình lưu bằng khí cầu thời tiết dù hiệu quả làm mát Trái đất của phương pháp này rất khó xác định.
Sunsets, một công ty khởi nghiệp ở California, tiến hành thả khí cầu thời tiết mang hạt lưu huỳnh lên tầng bình lưu. Ở đó khí cầu có thể phát nổ, giải phóng hóa chất, Interesting Engineering hôm 28/12 đưa tin. Tuy nhiên, không thể biết chắc chắn điều này có xảy ra không bởi khí cầu không mang bất kỳ thiết bị theo dõi nào.
Tầng bình lưu của Trái đất nằm ở độ cao 16 - 52km ở vùng xích đạo. (Ảnh: Wikipedia)
Được thành lập bởi Luke Iseman, công nghệ phía sau kế hoạch của Sunsets là solar geoengineering, can thiệp khí hậu bằng các biện pháp kỹ thuật. Theo đó, các hạt được giải phóng trong khí quyển để phản chiếu ánh sáng Mặt trời trở lại vũ trụ, giúp giảm bớt hiện tượng ấm lên toàn cầu. Công ty thả khí cầu từ vùng Baja California ở Mexico, bắt đầu từ tháng 4 năm nay. Theo Iseman, hai lần phóng khí cầu đầu tiên là dự án khoa học. Lượng lưu huỳnh dioxide trong khí cầu thời tiết chỉ ở mức vài gram và khí cầu được bơm đủ heli để có thể bay tới tầng bình lưu.
Iseman hy vọng khí cầu sẽ phát nổ dưới áp suất cao và giải phóng hạt lưu huỳnh trong quá trình. Công ty đã kêu gọi được 750.000 USD vốn đầu tư. Iseman cho biết những lần phóng trong tương lai sẽ đưa hạt lưu huỳnh lên độ cao lớn hơn, đồng thời sử dụng cảm biến cũng như thiết bị đo tác động của phương pháp.
Tuy nhiên, các chuyên gia không đồng tình với phương pháp của Sunsets. Cơ sở khoa học phía sau phương pháp này vẫn còn đáng ngờ bởi các chuyến bay thương mại xả 100 gram lưu huỳnh mỗi phút. Iseman khẳng định công ty của ông đang làm việc để phát triển dữ liệu mô hình tốt nhất và cộng tác với những chuyên gia trong lĩnh vực để mở rộng quy mô, đồng thời áp dụng phương pháp an toàn và hiệu quả hơn.
- Xu hướng ăn toàn thịt "The Lion Diet" gây bão trên TikTok có an toàn không?
- Phát hiện tài tích vụ nổ siêu tân tinh dưới thời vua Nghiêu
- Ả Rập Saudi "chơi ngông" với dự án tháp cao 2km: Cần đốt tới 120 nghìn tỉ đồng để xây dựng