1,2 tỷ người có thể mất chỗ ở vì biến đổi khí hậu
Khoảng 1,2 tỷ người sẽ mất nhà cửa do tác động của biến đổi khí hậu. Nhiều quốc gia đối mặt những đe dọa sinh thái dẫn tới tình trạng khan hiếm lương thực và nước sạch.
Báo cáo của Viện Kinh tế và Hòa bình (IEP), một cơ quan nghiên cứu toàn cầu có trụ sở tại Sydney, Australia, cho biết khoảng 1,2 tỷ người sống tại 31 quốc gia ít có khả năng chống chọi với các đe dọa sinh thái có thể sẽ mất nhà cửa vào năm 2050, theo Guardian.
Có 19 quốc gia đối diện những đe dọa nghiêm trọng nhất như thiếu nước sạch và lương thực, cũng như các thảm họa thiên nhiên. Nhiều quốc gia trong nhóm này - gồm Nigeria, Angola, Burkina Faso và Uganda - được dự đoán sẽ chứng kiến tình trạng dân số tăng nhanh, làm trầm trọng thêm vấn đề không gian sinh sống của người dân.
"Điều này sẽ gây ra tác động chính trị và xã hội to lớn, không chỉ tại các nước đang phát triển, mà tại ngay cả các nước phát triển, do tình trạng mất nhà cửa dẫn tới dòng người di cư khổng lồ tới các nước giàu nhất", Steve Killelea, người sáng lập của IEP, cho biết.
1,2 tỷ người có thể sẽ mất nơi ở vì biến đổi khí hậu vào năm 2050. (Ảnh: Reuters).
Một số quốc gia như Ấn Độ và Trung Quốc sẽ sớm đối mặt tình trạng khan hiếm nước sạch. Những quốc gia như Pakistan, Iran, Kenya, Mozambique và Madagascar đối mặt nhiều mối đe dọa sinh thái kết hợp, cũng như nguy cơ ngày càng mất khả năng giải quyết các vấn đề.
IEP dự báo Pakistan sẽ là quốc gia có số người di cư lớn nhất, hệ quả của tình trạng không gian sinh sống bị thu hẹp, tiếp theo là Ethiopia và Iran.
"Các mối đe dọa sinh thái đặt ra những thách thức to lớn cho hòa bình thế giới. Trong 30 năm tới, tình trạng thiếu hụt thực phẩm và nước sạch sẽ chỉ càng gia tăng nếu thiếu đi sự hợp tác toàn cầu. Nếu không có giải pháp, tình trạng bất ổn dân sự, bạo loạn, xung đột sẽ ngày càng trầm trọng", ông Killelea cho biết.
Sử dụng dữ liệu của Liên Hợp Quốc và các tổ chức khác, IEP đánh giá nguy cơ đối mặt với các mối đe dọa sinh thái của 157 quốc gia, cũng như khả năng đối phó của các nước.
Báo cáo của IEP cho thấy 141 quốc gia sẽ đối mặt ít nhất một mối đe dọa sinh thái vào năm 2050. Trong khi đó, chỉ 16 quốc gia, bao gồm Thụy Điển, Na Uy, Ireland và Iceland, không đối mặt các nguy cơ về sinh thái.

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?
Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Chim én, chuồn buồn bay thấp báo hiệu mưa
Đôi khi chúng ta nhìn thấy chim én bay rất thấp, thậm chí thấp đến nỗi gần như sát mặt đất; cũng có khi chúng ta nhìn thấy rất nhiều chuồn chuồn tụ lại thành một đàn chỉ bay cách mặt đất một vài mét. N

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào
Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.
