Tìm thấy cá tầm dài 2m trên tàu đắm từ thế kỷ 15

Con cá tầm dài 2m, loài vật ngày nay gần như tuyệt chủng, được tìm thấy trong phòng đựng thức ăn của con tàu thuộc về hoàng gia Đan Mạch, bị đắm năm 1495 ở biển Baltic.

"Trong cuộc khai quật năm 2019, thùng gỗ bên trong con tàu đắm tiết lộ phần còn lại gần như hoàn chỉnh và được bảo quản tốt của một con cá tầm", các nhà khảo cổ học từ Đại học Lund của Thụy Điển viết trong bài báo gần đây trên tạp chí khoa học Archeological Science.

Phát hiện này được các nhà nghiên cứu coi là "độc nhất vô nhị". Con cá tầm được bảo quản tốt như vậy là nhờ vào những đặc tính độc đáo của biển Baltic - vùng biển nửa kín với lượng oxy trong nước ở mức thấp, theo AFP.

"Xác tàu đắm ở trong tình trạng tốt như vậy là do môi trường đặc biệt của biển Baltic. Độ mặn thấp ở đây không thích hợp cho giun tàu - loài vật ăn gỗ trên các đại dương của thế giới. Đáy biển là lớp đất sét mịn, lý tưởng để bảo quản các vật chất hữu cơ, và mức oxy hòa tan thấp góp phần bảo vệ các chất hữu cơ hơn nữa", ông Brendan Foley từ Đại học Lund, người giám sát cuộc khai quật, chia sẻ.

Tìm thấy cá tầm dài 2m trên tàu đắm từ thế kỷ 15
Con cá tầm dài 2m được tìm thấy trong xác tàu Gribshunden. (Ảnh: Đại học Lund).

Vua Hans của Đan Mạch định đến Thụy Điển vào năm 1495 trên Gribshunden - tàu chiến uy lực nhất của vùng. Mục đích của chuyến đi là để khôi phục liên minh gồm 3 nước Scandinavia (Kalmar Union) đặt dưới sự trị vì của ông.

"Chúng tôi cho rằng con cá tầm không phải là món quà mà là một màn trình diễn thị uy", ông Foley nhận định.

Tuy nhiên, con tàu bị chìm cùng với hàng hóa quý giá và một phần thủy thủ đoàn của nó ở ngoài khơi bờ biển Ronneby, thị trấn ngày nay thuộc Thụy Điển nhưng khi đó là lãnh thổ Đan Mạch. Vua Hans không có trên boong vào thời điểm đó.

"Việc mất con tàu giáng đòn nặng nề vào uy tín của Hans và cũng là tổn thất lớn về vật chất", ông Foley cho biết.

Liên minh 3 nước gồm Đan Mạch, Thụy Điển và Na Uy (cùng những lãnh thổ thuộc về Na Uy lúc đó là Greenland, Iceland và quần đảo Faroe) được khôi phục vài năm sau đó, nhưng cuối cùng nó bị giải thế khi Thụy Điển ly khai vào năm 1523.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Đi rừng, nhóm sinh viên tìm ra pháo đài kho báu huyền thoại 3.200 tuổi

Đi rừng, nhóm sinh viên tìm ra pháo đài kho báu huyền thoại 3.200 tuổi

Một pháo đài uy nghi, đầy cổ vật giá trị, tưởng chừng chỉ là một truyền thuyết được nhắc đến trong Kinh Thánh đã hiện ra trước mắt nhóm sinh viên tình nguyện, khi họ thám hiểm rừng Gurvin (Israel).

Đăng ngày: 04/09/2020
Sốc với

Sốc với "người đẹp" 4.500 tuổi mang theo xương người khác vào mộ

Mộ phần của 2 người Anh đã gây sốc khi sở hữu đồ tùy táng kinh dị là xương người khác, niên đại hàng ngàn năm và được đẽo thành nhạc cụ, đồ dùng.

Đăng ngày: 04/09/2020
Tìm thấy bản thảo 2.200 năm tuổi mô tả huyệt đạo

Tìm thấy bản thảo 2.200 năm tuổi mô tả huyệt đạo

Văn tự cổ nhất thế giới về giải phẫu cơ thể được khai quật từ ngôi mộ của một phu nhân hầu tước thời Hán trong tình trạng gần như nguyên vẹn.

Đăng ngày: 04/09/2020
Bí ẩn khuôn mặt làm bằng gốm có sừng 7.000 năm tuổi ở Ba Lan

Bí ẩn khuôn mặt làm bằng gốm có sừng 7.000 năm tuổi ở Ba Lan

Các nhà nghiên cứu ở Ba Lan đã rất ngạc nhiên khi khai quật được một vật trang trí bằng gốm hình một khuôn mặt có sừng, có niên đại khoảng 7.000 năm tuổi.

Đăng ngày: 03/09/2020
Đào được mảnh kim loại hình bông hoa, người đàn ông không ngờ mình đã

Đào được mảnh kim loại hình bông hoa, người đàn ông không ngờ mình đã "trúng số độc đắc", nhẹ nhàng đút túi 30 tỷ đồng

Giới khảo cổ thế giới đã đạt được thêm một thành tựu mới khi một chứng tích lịch sử nhân loại được cho là có niên đại tới 2.000 năm được khai quật.

Đăng ngày: 02/09/2020
Loạt mộ cổ giữa đồng mang bí ẩn

Loạt mộ cổ giữa đồng mang bí ẩn "vật thiêng" 2.000 năm không tan rã

Bên dưới cánh đồng miền Nam Ba Lan được canh tác đều đặn ngàn năm, các nhà khảo cổ đã tìm thấy nhiều mộ cổ thuộc về các vị dũng sĩ mang theo vũ khí, đồ dùng quý giá.

Đăng ngày: 02/09/2020
Tìm thấy dấu vết của động vật có vú trên hóa thạch của loài khủng long Mamenchisaurus

Tìm thấy dấu vết của động vật có vú trên hóa thạch của loài khủng long Mamenchisaurus

Các nhà khoa học Đức đã mô tả bằng chứng lâu đời nhất được biết đến về việc động vật có vú đã từng "ăn thịt" khủng long từ những dấu răng trên xương sườn cổ của loài khủng long Mamenchisaurus.

Đăng ngày: 01/09/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News