10 cá nhân nhận giải thưởng Quả cầu Vàng 2013
Tối 23/12, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh vinh danh 10 cá nhân tiêu biểu trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật và kỷ niệm 10 năm giải thưởng Quả cầu Vàng.
10 người nhận giải thưởng ở độ tuổi 19 - 35, trong đó có 6 người đang công tác tại các đại học, 2 bác sĩ... Các cá nhân này gồm: Lê Yên Thanh, sinh viên ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia TP HCM); bác sĩ Huỳnh Văn Bình, Khoa Phẫu thuật gây mê hồi sức (Bệnh viện Nhân dân Gia Định, TP HCM); thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hà, Khoa Hỗ trợ sinh sản (Bệnh viện Phụ sản Hà Nội); thạc sĩ Trần Đại Nghĩa, Công ty CP Supe Phốt phát Lâm Thao.
TS Tạ Hải Tùng, Giám đốc Trung tâm Quốc tế Nghiên cứu và Phát triển công nghệ định vị sử dụng vệ tinh (ĐH Bách khoa Hà Nội); TS Phan Xuân Hiếu, giảng viên ĐH Công nghệ (ĐH Quốc gia Hà Nội); TS Lê Văn Cảnh, Phó bộ môn Kỹ thuật xây dựng (ĐH Quốc tế, ĐH Quốc gia TP HCM); kỹ sư Võ Khánh Hưng, giảng viên Bộ môn Công nghệ Sinh học (ĐH Nông Lâm TP HCM); thạc sĩ Đàm Thị Lan, giảng viên Bộ môn Năng lượng và Môi trường, Viện Khoa học Kỹ thuật Môi trường (ĐH Xây dựng Hà Nội); thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Lê Việt Hùng, giảng viên Bộ môn Nhi khoa Đông y (ĐH Y Dược TP HCM).
Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Nguyễn Đắc Vinh và Bộ trưởng KH&CN Nguyễn Quân trao giải thưởng cho các cá nhân xuất sắc. (Ảnh: H.T)
Phát biểu tại lễ trao giải, Bộ trưởng KH&CN Nguyễn Quân cho hay, khoa học công nghệ đang phát triển như vũ bão, đem lại hiệu quả to lớn. Những người làm nên giống lúa năng suất cao, chất lượng tốt đã mang về cho đất nước mỗi năm hàng trăm tỷ đồng; Thành công trong ghép tim, gan chế tạo tế bào mới... cứu sống hàng nghìn người bệnh...
"Chúng ta có quyền tự hào về điều đó. Hy vọng rằng, cơ chế chính sách mới sẽ mang sự sáng tạo của những người làm khoa học vào sự phát triển của đất nước, đuổi kịp các quốc gia phát triển trên thế giới", Bộ trưởng Quân nói.
Giải thưởng Khoa học kỹ thuật thanh niên mang tên Quả cầu Vàng diễn ra lần đầu tiên năm 2003, do Trung ương Đoàn TNCS HCM và Bộ KH&CN tổ chức. Qua 10 năm, giải thưởng đã trở thành sân chơi của các các nhà khoa học trẻ và thế hệ thanh thiếu niên tài năng, đam mê khoa học công nghệ. 105 tài năng trẻ đặc biệt xuất sắc đã được nhận giải thưởng, nhiều "Quả cầu vàng" đã thành công và giữ các cương vị quan trọng trong các cơ quan, doanh nghiệp.

Người cao nhất và người thấp nhất thế giới gặp nhau
Người đàn ông cao nhất thế giới và thấp nhất thế giới vừa có cơ hội gặp mặt nhau lần đầu tiên hôm 13/11 nhân dịp kỷ niệm ngày Kỷ lục Thế giới Guinness lần thứ 10 hàng năm tại London, Anh.

50 phát minh làm thay đổi thế giới
Bàn tính – 190 sau CN. Việc sử dụng bàn tính được ghi vào sử sách Trung Quốc (TQ) lần đầu tiên vào năm 190 sau CN. Công cụ của người TQ được coi là phương pháp tính nhanh nhất trong nhiều thế kỷ, và dưới bàn tay sử dụng thành thạ

Những ngôi nhà kỳ lạ nhất thế giới
Kiến trúc vốn là một nghệ thuật, không phải là một công việc cơ khí giản đơn. Nếu thiết kế lãng mạn, sáng tạo sẽ hình thành những toà nhà độc đáo.

Làm thế nào máy bay có thể bay trên bầu trời?
Không phải động cơ, mà là luồng khí trên cánh máy bay, vành thân và bánh đỗ là thủ phạm chính khiến máy bay trở nên ồn ào như vậy. Chúng tạo ra âm thanh u u rền rĩ k&

Hé lộ một phần cuốn sách bí ẩn nhất thế giới
Cuốn sách chứa thứ ngôn ngữ mà không ai trên hành tinh có thể đọc đã ra đời từ đầu thế kỷ 15, các nhà khoa học Mỹ tuyên bố.

Những sự thật thú vị về con tàu Titanic
Các nhà thám hiểm đáy biển vừa công bố nguyên nhân khiến con tàu huyền thoại Titanic chìm xuống nước một cách nhanh chóng.
