10 cách bảo vệ môi trường sống

Chúng ta biết rằng môi trường sống quanh ta ngày càng xấu đi, vậy hãy bảo vệ chúng từ những việc nhỏ trong chính cuộc sống của mình.

Giữ gìn cây xanh: Cây xanh hấp thụ khí carbon dioxide, ngăn xói mòn đất và cung cấp ổ sinh thái cho mọi sinh vật sống. Giữ gìn cây xanh bằng cách chọn những vật trang trí nội thất từ các chất liệu thân thiện với sinh thái như tre chẳng hạn. Đừng quá chạy theo mốt, hãy tìm những loại bàn ghế, tủ đựng quần áo bền như vậy vừa tiết kiệm tiền vừa không góp phần tăng lượng đồ phế thải vào môi trường.

Sử dụng các chất liệu từ thiên nhiên: Bạn có biết rằng thuốc bảo vệ thực vật và các loại hóa chất sử dụng trong vệ sinh hằng ngày đang làm chúng ta chết dần vì là một trong những nguyên nhân gây ra các căn bệnh như Parkinson, ung thư và các bệnh liên quan đến não. Vậy tại sao không sử dụng các loại hóa chất có nguồn gốc từ thiên nhiên và tận dụng hiệu quả mối quan hệ đấu tranh sinh tồn giữa các loài trong tự nhiên để kiểm soát địch hại.

Rút các phích khỏi ổ cắm: Có lẽ bạn không biết rằng việc để cho các thiết bị điện gia dụng ở chế độ “chờ” trong thời gian dài đã làm tiêu tốn một lượng điện lớn, vì vậy hãy rút các chuôi cắm ra khỏi ổ hoặc tắt nguồn tất cả các thiết bị như máy sấy tóc, máy vi tính, tivi, thiết bị sạc điện thoại di động... khi không sử dụng.

10 cách bảo vệ môi trường sống
Tận dụng ánh sáng mặt trời, bạn sẽ giảm được lượng điện năng tiêu thụ, đồng thời tiết kiệm được túi tiền của mình.

Sử dụng năng lượng sạch: Hãy sử dụng các nguồn năng lượng có thể tái tạo bất cứ khi nào có thể như năng lượng từ gió, ánh nắng mặt trời... Đây là các loại năng lượng sạch vì việc sản xuất và tiêu thụ chúng không làm phát sinh khí thải gây hiệu ứng nhà kính như sử dụng các loại nhiên liệu hóa thạch.

Nguyên tắc 3R: (reduce, reuse, and recycle): Giảm sử dụng - tái sử dụng - sử dụng sản phẩm tái chế, hãy đối mặt với thực tế là chúng ta tiêu thụ nhiều hơn cái mà thiên nhiên có thể cung cấp cho chúng ta và mọi thứ đang dần cạn kiệt, kể cả nước! Vì vậy, trước hết hãy giảm thiểu nhu cầu tiêu dùng của bản thân hơn là phải tái sử dụng và tái sử dụng sẽ còn tốt cho môi trường hơn phải tái chế các sản phẩm đã vứt đi!

Ta tắm ao ta! Ưu tiên sử dụng các sản vật được sản xuất từ địa phương, như vậy sẽ giảm được sự vận chuyển là một trong những nguyên nhân làm tiêu hao năng lượng và tăng lượng thải các loại khí độc hại. Thử nghĩ xem, cứ gì phải sử dụng các loại trái cây ướp lạnh từ cách xa hàng ngàn kilômet mang đến khi xung quanh ta tràn ngập các loại trái cây nhiệt đới thơm ngon, bổ dưỡng.

Tiết kiệm giấy: Hãy tranh thủ lướt web để tìm kiếm thông tin, thay vì cứ chăm chăm đọc báo, gửi email và file thay vì viết thư, đấy là bạn đã góp phần bảo vệ cây xanh - là nguyên liệu chính sản xuất ra giấy.

Giảm sử dụng túi nilông: Bạn có tin rằng các túi nilông không thể bị phân hủy sinh học nên chúng có thể tồn tại trong môi trường đến hàng trăm năm và để sản xuất ra 100 triệu túi nhựa phải tiêu tốn 12 triệu barrel dầu hỏa, vì vậy hãy sử dụng giấy, các loại lá... để gói sản phẩm thay vì sử dụng loại túi này.

Tận dụng ánh sáng mặt trời: Tại sao bạn không mở tung cửa sổ ngôi nhà bạn bất cứ khi nào có thể để đón ánh sáng mặt trời thay vì sử dụng các loại đèn chiếu sáng, như vậy bạn sẽ giảm được lượng điện năng tiêu thụ, đồng thời tiết kiệm được túi tiền của mình.

Sử dụng các tiến bộ của khoa học: Hãy dùng đèn huỳnh quang mặc dù chúng đắt hơn một tí nhưng bền hơn và tiết kiệm đến 75% điện năng so với bóng đèn bình thường. Nhưng phải lưu ý rằng trong chúng cũng chứa một lượng nhỏ thủy ngân, tuy không đủ gây hại cho bạn nhưng sẽ tích lũy vào môi trường nếu không được thu gom và xử lý tốt.

LƯƠNG THỊ MỘNG TÂM

Loading...
TIN CŨ HƠN
54 năm, tuyết lần đầu rơi vào tháng 11 ở Tokyo

54 năm, tuyết lần đầu rơi vào tháng 11 ở Tokyo

Tuyết đầu mùa năm nay ở thủ đô Nhật Bản đến sớm hơn 40 ngày so với năm ngoái. Lần đầu tiên sau hơn nửa thế kỷ, Tokyo có tuyết rơi vào tháng 11.

Đăng ngày: 24/11/2016
Các nhà khoa học lại thành công trong việc biến khí CO2 thành đá

Các nhà khoa học lại thành công trong việc biến khí CO2 thành đá

Một phương pháp triệt tiêu CO2 cực kì hứa hẹn vẫn đang được nghiên cứu và phát triển.

Đăng ngày: 24/11/2016
Đứt gãy 1.300km ở California có thể phá hủy 3,5 triệu ngôi nhà

Đứt gãy 1.300km ở California có thể phá hủy 3,5 triệu ngôi nhà

Nghiên cứu mới chỉ ra siêu động đất dọc theo khe nứt San Andreas ở Mỹ có thể gây hậu quả nặng nề hơn so với dự đoán trước đây.

Đăng ngày: 24/11/2016
Lại động đất 6,1 độ Ricter ở Nhật Bản

Lại động đất 6,1 độ Ricter ở Nhật Bản

Hãng tin Kyodo News đưa tin động đất lại làm rung chuyển miền đông và đông bắc nước này sáng ngày 24/11.

Đăng ngày: 24/11/2016
Hiện tượng sóng triều hiếm gặp xuất hiện tại Nhật Bản

Hiện tượng sóng triều hiếm gặp xuất hiện tại Nhật Bản

Trận động đất mạnh kéo theo sóng thần ở miền Đông Nhật Bản hôm 21/11 vừa qua không gây tổn thất, thương vong đáng kể, nhưng lại khiến xuất hiện một hiện tượng thú vị hiếm gặp gọi là "sóng triều cửa sông".

Đăng ngày: 23/11/2016
Nền nhiệt độ Bắc Cực đang ấm hơn 20 độ C so với trung bình

Nền nhiệt độ Bắc Cực đang ấm hơn 20 độ C so với trung bình

Số liệu mới nhất từ nhà nghiên cứu cho biết, nhiệt độ Bắc Cực đang ấm hơn 20 độ C so với trung bình mọi năm, đây là một sự biến đổi bất thường và đang được quan tâm sát sao.

Đăng ngày: 23/11/2016
Hiện tượng La Nina là gì?

Hiện tượng La Nina là gì?

La Nina là hiện tượng nước biển lạnh đi so với bình thường, đây là một hiện tượng trái ngược lại với hiện tượng El Nino (nước biển nóng lên).

Đăng ngày: 23/11/2016
Tiêu điểm
Khoa Học News