10 câu hỏi về ung thư da

Bạn biết gì về ung thư da? Bạn sẽ làm gì nếu phát hiện nhiều sắc tố trên cơ thể? Làm sao để ngăn ngừa? 10 giải đáp dưới đây sẽ giúp bạn thông suốt.

1. Tại sao phải kiểm tra ung thư da kể cả ở những phần có thể không bao giờ tiếp xúc với ánh nắng?

10 câu hỏi về ung thư da

(Ảnh: lorihart)

Có hơn 90% sắc tố phát sinh do tiếp xúc với ánh nắng. Tuy nhiên có một số bệnh ung thư da không liên hệ đến các tia tử ngoại. Vì vậy, bạn có thể có nhiều sắc tố ở các bộ phận chẳng hề "ra nắng" như lòng bàn chân, dưới móng...

Những tổn thương da đầu ở phụ nữ, thường ít xảy ra, cũng không phải do tiếp xúc ánh nắng.

2. Có phải tắm nắng trong nhà kính sẽ an toàn hơn so với nắng trực tiếp?

Hiện chưa có dữ liệu nào so sánh về độ an toàn của hai phương pháp trên. Như chúng ta đã biết, tia UVA và UVB từ mặt trời đều có thể gây ung thư da, tuỳ theo mức độ hấp thụ của mỗi người. Chính vì vậy, chúng ta không thể khẳng định được cách nào tốt hơn. Nhưng cả hai cách trên đều không an toàn trọn vẹn.

3. Điều trị bằng thuốc hoặc hormone thay thế có thể làm tăng nguy cơ bị sắc tố. Sự thật ra sao?

Chưa có bằng chứng nào hoặc dấu hiệu cụ thể nào ngăn cản hay khuyến khích bệnh nhân điều trị bằng phương pháp trên. Bởi vì cũng có thể làm tăng rủi ro phát triển sắc tố.

4. Đối với những phụ nữ đang mang thai, con của họ có bị còi xương không nếu họ luôn tránh hoặc không tiếp xúc với ánh nắng?

Bệnh còi xương có nguyên nhân do thiếu hụt Vitamin D. Chúng được hấp thụ nhiều vào cơ thể qua ánh nắng. Bạn chỉ nên phơi nắng vào lúc 7 - 8 giờ, mỗi lần 15 - 30 phút, tránh nắng gắt.

Vào giữa mùa hè, chỉ cần tắm nắng khoảng 5 phút. Theo nghiên cứu, cơ thể trẻ em tổng hợp Vitamin D tốt hơn người lớn. Bạn có thể bổ sung Vitamin D bằng thực phẩm có chứa chất này.

5. Sắc tố khác với ung thư da như thế nào?

Sắc tố luôn luôn xuất hiện từ tế bào sắc tố định hình, hay còn gọi là tế bào biểu bì tạo sắc tố. Những tế bào này thường xuất hiện trên da.

Trong ba loại ung thư da, ung thư biểu mô là phổ biến nhất, nhưng ít gây tử vong. Tế bào biểu mô có vảy không  phổ biến và tỉ lệ tử vong là 1/100.

Sắc tố ít phổ biến, nhưng dễ tử vong. Khi sắc tố có độ dày 4mm, khả năng chữa trị của người bệnh chỉ còn 50%. Tuy nhiên, điều kiện quyết định để bạn chữa dứt bệnh này là phát hiện sớm (95%).

6. Nên đến đâu để kiểm tra da?

Khi có những lo âu về da, bác sĩ chuyên khoa da liễu là người đầu tiên bạn cần liên hệ. Đăc biệt là khi cơ thể bạn đột ngột xuất hiện những vết tàn nhang, nốt ruồi hoặc trong gia đình có người từng bị ung thư. Nên khám định kỳ 4 tháng/lần. Người lớn tuổi (trên 50) nên kiểm tra thường xuyên hơn.

Bệnh ung thư rất ít khi xuất hiện ở tuổi dậy thì, nhưng thanh niên có thể mắc phải. Tỉ lệ ngày càng tăng cao khi người ta lớn tuổi. Vì vậy nếu bạn thấy có dấu hiệu thay đổi như tàn nhang, nốt ruồi to dần, lan dần ra... nên kiểm tra ngay.

Khám tại: Bệnh viện Da liễu, 79B Nguyễn Khuyến, Hà Nội; 2 Nguyễn Thông, Q.3, TP.HCM.

7. Sắc tố có gây đau đớn gì không?

Không, chỉ khoảng 10% trên tổng số ca bệnh có triệu chứng ngứa. Giống như phần lớn các bệnh ung thư trong giai đoạn đầu, các sắc tố không gây đau.

Chúng chỉ làm bạn đau cho tới khi lan rộng ra các phần của cơ thể, nơi có các dây thần kinh. Nhưng dấu hiệu đầu tiên của sắc tố này luôn thay đổi. Ở giai đoạn cuối, người bệnh có thể bị chảy máu.

8. Sắc tố trông thế nào?

Thường có màu nâu vàng, nâu sậm, đen hoặc những đốm đỏ, hồng xuất hiện trên da. Những vết này có hình bẹt, lan rộng dần và phát triển rất nhanh. Chúng khác nhau về màu sắc, hình dáng nhưng giống nhau ở chỗ thay đổi màu, hình dạng và kích cỡ.

9. Không khi nào ra khỏi cửa, có thể bị ung thư da?

Yếu tố nguy hiểm nhất dẫn đến sự hình thành các sắc tố là việc có nhiều nốt ruồi. Nếu như bạn có hơn 100 nốt, thì nguy cơ của bạn sẽ cao hơn người khác 10 lần.

Nếu bạn đã từng bị các bệnh ung thư da khác, thì nguy cơ bị sắc tố cao gấp 4 lần. Rủi ro sẽ tăng gấp đôi nếu trong gia đình bạn đã có người bị ung thư sắc tố.

Ngay cả với những người ít ra ngoài trời, các sắc tố cũng có thể "hỏi thăm". Vì vậy không thể lơ là việc kiểm tra.

10. Những nghiên cứu gần đây nhất về sắc tố?

Gần đây người ta đang nghiên cứu những loại thuốc đặc trị ung thư da. Trong đó, có một số loại thuốc chữa ung thư thành công.

Tuy nhiên, sắc tố là một trong những căn bệnh kháng thuốc. Do đó, khi thấy vài dấu hiệu khác lạ trên da, cần đến bác sĩ để được chẩn đoán chính xác, chữa trị kịp thời.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Bánh chưng là món ăn ngon truyền thống, tương đối cân bằng các nhóm thực phẩm (glucid, protein, lipid) và giàu dinh dưỡng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Theo Futurism, nhiều người thường cảm nhận âm nhạc giống như một chất xúc tác tuyệt vời cho tâm trạng khi làm việc.

Đăng ngày: 24/10/2018
Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Dứa, thơm, khóm có đặc tính kháng viêm, chữa lành vết bầm tím và làm giảm đau viêm khớp. Nó cũng hỗ trợ rất tốt cho việc tiêu hóa.

Đăng ngày: 18/10/2018
Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Liệu các chất độc hại trong rác thải điện tử có len lỏi vào thực phẩm, hay được hấp thụ qua da để vào cơ thể con người hay không?

Đăng ngày: 22/07/2018
Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Công nghệ mới do các bác sĩ tại Bệnh viện nhi Boston phát triển, hứa hẹn sẽ đem đến cơ hội sống bình thường, khỏe mạnh cho rất nhiều trẻ sơ sinh bị tổn thương tim.

Đăng ngày: 22/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News