10 điều nên biết khi biết ăn dưa hấu
Dưa hấu là loại trái cây bổ dưỡng được ưa chuộng trong mùa hè. Nhưng không phải lúc nào ăn dưa hấu cũng tốt cho sức khỏe của bạn. Nếu bạn ăn nhiều và không đúng cách loại trái cây này không những không có lợi mà còn có hại cho sức khỏe. Vì vậy bạn nên chú ý những điều kiêng và cấm kị khi ăn loại quả này.
1. Người mắc bệnh tiểu đường
Người mắc bệnh tiểu đường nên ăn ít dưa hấu. Dưa hấu chứa 5% các loại đường gluco, đường glucozo, đường sucroza và một số loại đường khác, do đó ăn dưa hấu làm tăng lượng đường máu. Người bình thường do kịp thời phân dịch tuyến insulin nên đường trong máu, đường trong ống tiết niệu duy trì ở trạng thái bình thường. Còn người mắc bệnh tiểu đường do tuyến insulin hoạt động kém nên ăn dưa hấu sẽ làm tăng đường trong máu, nếu tình hình bệnh nặng có thể gây ra rối loạn trao đổi chất. Vì thế người mắc bệnh tiểu đường nên hạn chế lượng đường hấp thụ mỗi ngày. Nếu một ngày ăn quá nhiều dưa hấu thì giảm số lượng đường trong các thực phẩm khác để tránh tình trạng bệnh trở lên nghiêm trọng.
2. Người có chức năng thận kém
Thận hoạt động kém làm cho chức năng bài tiết nước trong cơ thể giảm, dễ gây phù chi dưới và toàn thân. Người mắc bệnh thận nếu ăn quá nhiều dưa hấu sẽ gây ra tình trạng hấp thụ nước mà không kịp đào thải, do đó lượng nước tích trữ quá nhiều trong cơ thể, thể tích máu tăng cao, gây ra chứng phù nhanh và dễ suy tim cấp tính.
Những người suy thận không nên ăn dưa hấu
3. Người bị cảm
Đông y cho rằng kể cả cảm lạnh hay sốt hoặc có nhứng biểu hiện sơ sơ như vậy, đều phải dùng phương pháp giải bệnh hoặc phát tán ngay từ bên ngoài. Dưa hấu lại nóng trong nên ăn dưa hấu có thể làm tình trạng bệnh nặng hoặc kéo dài.
4. Người viêm loét dạ dày
Bệnh viêm loét dạ dày được đông y cho là do âm suy, nóng trong gây lên. Do dưa hấu có tác dụng lợi tiểu, người viêm loét dạ dày nếu ăn nhiều dưa hấu có thể làm cho toàn bộ phần nước cần thiết để phục hồi chỗ viêm loét bị đào thải ra ngoài, tình trạng bệnh thêm kéo dài.
5. Sản phụ
Ăn quá nhiều dưa hấu khi mang bầu sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao.
Trong quá trình mang thai, tâm lý của nhiều phụ nữ không ổn định, sinh lý cũng có nhiều thay đổi, lượng insulin tiết ra không đủ, khiến tác đụng của đường trong máu giảm, đẩy nồng độ đường trong máu lên cao, gây ra bệnh tiểu đường.
Ăn dưa hấu lạnh dễ khiến bà bầu bị đau bụng và tiêu chảy. Do đó, bà bầu không nên ăn quá nhiều dưa hấu, càng không nên ăn dưa hấu ướp lạnh, dù là ngày hè có oi bức đến đâu.
Phụ nữ mang thai không nên ăn nhiều dưa hấu
6. Trước và ngay sau bữa ăn
Thành phần nước trong dưa hấu có thể làm loãng dịch tiêu hóa trong dạ dày, ăn trước và ngay sau bữa ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ tiêu hóa thức ăn.
Đồng thời với lượng nước lớn vào cơ thể sẽ chiếm phần lớn dung tích chứa của dạ dày gây cảm giác no, giảm yếu tố kích thích ăn uống, ảnh hưởng tới sức khỏe (đặc biệt là sức khỏe trẻ em, thai phụ).
7. Dưa hấu không nên ăn quá nhiều
Dưa hấu thuộc loại thực phẩm sống và nguội, ăn nhiều có thể làm tổn hại tỳ vị, gây ra kém ăn, tiêu hóa không tốt, dễ làm chướng bụng, đi tả.
94% thịt dưa hấu là nước, với lượng nước lớn như vậy nó sẽ làm loãng dịch dạ dày, gây khó tiêu và ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa.
Không nên ăn nhiều dưa hấu lạnh
8. Dưa hấu để lạnh
Những ngày hè nắng nóng ai cũng có sở thích ăn dưa hấu để lạnh, nhưng loại này lại gây kích thích mạnh với dạ dày, dễ tổn thương tỳ vị. Chỉ nên đặt dưa hấu ở ngăn dưới của tủ lạnh, nhiệt độ khoảng 8-10 độ, mỗi lần không nên ăn quá 500 g, ăn từ từ.
Những người đau răng, sâu răng hoặc chức năng dạ dày đường ruột kém tốt nhất là không nên ăn dưa hấu lạnh.
9. Dễ chuyển đổi thành chất béo
Mặc dù dưa hấu là một trái cây tốt cho da nhưng do có hàm lượng đường rất cao, dễ chuyển đổi thành chất béo nên với những bạn gái đang có ý định giảm cân cần cân nhắc khi lựa chọn trái cây này.
10. Dưa hấu đã bổ ra không nên để quá lâu
Mùa hè nhiệt độ cao, thích hợp cho vi khuẩn phát triển. Nếu dưa hấu đã bổ ra để quá lâu trong nhiệt độ phòng sẽ bị vi khuẩn xâm nhập gây ô nhiễm, dẫn đến bệnh tiêu hóa.