10 hiện tượng tự nhiên kỳ lạ chưa thể lý giải trong Hệ Mặt trời
Có rất nhiều điều kỳ lạ trong quỹ đạo Mặt Trời mà các nhà thiên văn học vẫn chưa thể giả thích. Dưới đây là 10 hiện tượng tự nhiên không rõ nguyên nhân trong Hệ Mặt Trời của chúng ta.
1. Bão trên sao Mộc lỗ chỗ như tổ ong
Lốc xoáy tồn tại trên hầu hết các hành tinh có khí quyển và độ ẩm bên dưới đám mây - kể cả Trái Đất.
Những cơn bão được gọi bằng nhiều tên khác nhau, như: lốc xoáy hoặc cơn bão với mắt bão ở giữa.
Nhưng lốc xoáy trên sao Mộc được phát hiện gần đây, hoàn toàn khác biệt: Bão thường xuyên hình thành dạng lục giác, giống như tổ ong xung quanh cả hai cực khí khổng lồ.
Sao Mộc không phải hành tinh duy nhất có bão dạng lục giác. Vào năm 1988, các nhà khoa học đã phát hiện ra một cơn lốc xoáy hình lục giác khổng lồ trên một cực của sao Thổ.
Tuy nhiên, dạng tổ ong trên sao Mộc có vẻ độc đáo. Các nhà nghiên cứu đặt ra nhiều giả thuyết về nguyên nhân gây ra những cơn bão kỳ lạ này, nhưng nó vẫn là điều bí ẩn.
2. Mặt Trăng Iapetus của sao Thổ trông giống quả óc chó
Hãy tưởng tượng rằng Trái Đất quy tụ tất cả các ngọn núi cao nhất tạo thành một chuỗi dài trên đường xích đạo. Trên Mặt Trăng Iapetus tương tự như vậy.
Dãy núi dài này có độ cao tối đa 20km, cao gấp đôi so với đỉnh Everest. Chúng làm cho Mặt Trăng trông giống như "quả óc chó" vậy.
3. Mặt Trăng Miranda méo mó
Một trong những mặt trăng kỳ quặc nhất trong Hệ Mặt Trời là Miranda méo mó trong quỹ đạo sao Thiên Vương.
Miranda có bề mặt ghập ghềnh, đầy những miệng núi lửa và hẻm núi sâu làm cho nó trông như một mặt trăng "chắp vá".
Có một số giả thuyết vì sao Miranda có vẻ giống như những mảnh vá được khâu lại với nhau. Có thể do Miranda đã chịu đựng một loạt các tác động tai hại, khiến nó bị sẹo vĩnh viễn.
Chính sao Thiên Vương có thể đã bị nhiều va chạm tại một thời điểm (dẫn đến quỹ đạo nằm ngang của nó). Giả thuyết này có vẻ hợp lý.
Một giả thuyết khác cho là lực hấp dẫn của sao Thiên Vương khiến Miranda có hoạt động núi lửa bất thường. bề mặt ghập ghềnh.
4. Sao Hải Vương tỏa nhiệt nhiều hơn
Nếu một hành tinh ở xa Mặt Trời thì nó là địa ngục băng giá, như sao Diêm Vương. Vị trí ấm nhất trên sao Diêm Vương là khoảng -223 độ C. Các nhà khoa học cho rằng hành tinh lùn này từng có các dòng nitơ lỏng chảy qua bề mặt.
Sao Hải Vương là hành tinh xa Mặt Trời nhất. Nhiệt độ bề mặt nó thường không cao hơn -200 độ C. Các nhà thiên văn không tin rằng sao Hải Vương lạnh đến vậy.
Tuy nhiên, sao Hải Vương tỏa ra gấp đôi lượng năng lượng mà nó nhận được từ Mặt Trời. Các nhà thiên văn học vẫn không biết vì sao. Có lẽ do mưa kim cương. Giả thuyết này được giải thích rằng: áp suất khí quyển sao Hải Vương khiến khí mê-tan bị nén thành kim cương.
Kim cương rơi vào bầu không khí nặng nề gây ma sát sinh ra nhiệt. Điều này cũng giải thích cho lượng năng lượng bất thường tỏa ra từ sao Hải Vương.
5. Sao Diêm Vương dường như có nguồn cung cấp nitơ vô hạn
Sao Diêm Vương nhỏ đến nỗi gấn như không có lực hấp dẫn cần thiết để giữ lấy bầu khí quyển. Do đó, sao Diêm Vương liên tục mất đi hàng trăm tấn khí quyển, chủ yếu là khí nitơ khi nó quay vòng quanh Mặt Trời.
Bạn có thể thắc mắc vì sao sao Diêm Vương vẫn còn nitơ. Các nhà khoa học suy đoán là một số quá trình địa chất ẩn tạo ra nitơ dự phòng. Nhưng bản chất của quá trình đó vẫn là một bí ẩn.
6. Hành tinh thứ 9 trong Hệ Mặt Trời
Hành tinh thứ 9 không phải là sao Diêm Vương. Các nhà thiên văn học đã nhận thấy một số lực hấp dẫn kỳ lạ trong các vật thể thuộc vành đai Kuiper (một đám tiểu hành tinh lớn ngoài quỹ đạo của sao Hải Vương).
Những lực hấp dẫn bất thường này có thể do một hành tinh lớn, gọi là hành tinh thứ 9. Kính thiên văn tiên tiến nhất cũng khó tìm ra bằng chứng về hành tinh thứ 9 vì nó ở ngoài rìa Hệ Mặt Trời.
Các nhà thiên văn học đã ước tính nếu hành tinh thứ 9 tồn tại, nó sẽ là thế giới băng giá xấp xỉ gấp ba lần kích thước Trái Đất.
7. Khí methane trên sao Hỏa
Mặc dù khí methane đã được phát hiện tồn tại trên nhiều hành tinh, nhưng các nhà thiên văn học vẫn cảm thấy hào hứng với nó. Do khí methane là chất báo hiệu sự sống. Tuy nhiên, khí methane cũng hình thành bằng cách phi sinh học, Vì vậy thấy nó vẫn không chắc có sự sống tồn tại.
Trên sao Hỏa không có lượng methane lớn như trên Trái Đất. Nhưng lượng khí methane nhỏ được tìm thấy trên sao Hỏa rất đáng lưu tâm.
Hơn nữa, khí methane xuất hiện theo mùa. Các nhà khoa học đưa ra vài giả thuyết về nguyên nhân gây ra nó.
Ví dụ, có thể các tảng đá trên bề mặt hấp thụ và giải phóng methane tùy theo mùa. Tất nhiên, giả thuyết thú vị hơn là sự thay đổi khí methane do sự sống. Nếu đúng như vậy, nó rất có thể do vi khuẩn sống dưới bề mặt.
8. Khí quyển bên trên Mặt Trời nóng hơn bề mặt
Bề mặt của Mặt Trời rất nóng và tỏa sáng. Nếu con người nhìn trực tiếp vào đó sẽ bị mù mắt. Mặc dù nhiệt độ bề mặt là khoảng 5.500 độ C, nhưng bầu không khí không nhìn thấy được trên bề mặt (gọi là hào quang) có thể nóng hơn gấp vài lần, từ 1 đến 10 triệu độ C.
Hào quang Mặt Trời rất mờ nhạt, chỉ nhìn thấy khi nhật thực. Vậy tại sao nó nóng hơn nhiều so với bề mặt Mặt Trời? Các nhà khoa học không thể lý giải.
Một giả thuyết cho rằng nó nóng hơn do hàng triệu tia lửa cỡ nano xuất hiện trên bề mặt Mặt Trời mỗi giây, chuyển năng lượng từ bề mặt lên bầu khí quyển ở trên.
9. Hệ Mặt Trời kỳ lạ hơn Hệ Sao
Hệ Mặt Trời là sự kỳ quặc của vũ trụ. Các nhà thiên văn học đã phát hiện ra rằng các hệ sao khác thường có các hành tinh có kích thước tương tự nhau, thường nằm cách nhau trong quỹ đạo của chúng.
Các hành tinh và mặt trăng trong Hệ Mặt Trời không đồng đều về kích thước. Chỉ cần so sánh các hành tinh lớn nhất và nhỏ nhất là thấy, như: sao Mộc có đường kính gấp 28 lần sao Thủy.
Ngoài ra, khoảng cách giữa các hành tinh cũng không giống như Hệ Sao. Các nhà thiên văn học không biết vì sao Hệ Mặt Trời độc đáo như vậy. Họ đặt ra giả thuyết do lực hút hấp dẫn ấn tượng của sao Mộc và sao Thổ.
10. Ánh sáng xám của sao Kim
Ánh sáng xám của sao Kim là hiện tượng chiếu sáng mặt tối của hành tinh này, lần đầu tiên quan sát thấy qua kính viễn vọng vào năm 1643.
Ánh sáng xám của sao Kim gây ra cuộc tranh luận khoa học. Nó được mô tả giống như "ánh sáng mặt trời", xảy ra khi ánh sáng Mặt Trời phản xạ từ Trái Đất chiếu sáng các phần tối của Mặt Trăng.
Khi các mặt trăng gần với một hành tinh lớn, ánh sáng từ Mặt Trời có thể tiếp cận chúng ở các góc kỳ lạ phản chiếu lên hành tinh xung quanh.
Tuy nhiên, lời giải thích này không hợp lý với sao Kim vì nó không có hành tinh lớn gần đó. Các nhà thiên văn học đã cố gắng chụp ảnh ánh sáng xám, nhưng ánh sáng xuất hiện ngẫu nhiên nên không thể chụp ảnh.
Nhiều người đã từ bỏ cố gắng chứng minh rằng hiện tượng này tồn tại. Mặc dù vậy, có hàng trăm báo cáo về ánh sáng xám từ những nhà thiên văn nghiệp dư hiện đại. Ánh sáng này rất khó nắm bắt và gây tranh cãi nên nó được gọi là "Hồ Loch Ness trên sao Kim".