10 loài cá lập kỷ lục bơi nhanh nhất thế giới

Top 10 loài cá bơi nhanh nhất thế giới này là một trong những loài cá có tốc độ bơi kinh hoàng, với thân hình thon và cấu tạo lớp da đặc biệt.

1. Cá cờ (vận tốc tối đa: 112 km/h)

10 loài cá lập kỷ lục bơi nhanh nhất thế giới

Cá cờ chính là loài cá bơi nhanh nhất thế giới hiện nay với vận tốc tối đa lên tới 112 km/h. Khi săn mồi, cá cờ xòe tất cả các vây của nó để trông lớn hơn và lùa các con cá lại với nhau. Khi đó chúng dùng mũi kiếm như một cây gậy, làm bất tỉnh hoặc trọng thương con mồi trước khi dùng bữa dễ dàng.

2. Cá buồm (Sailfish) 109 km/h

10 loài cá lập kỷ lục bơi nhanh nhất thế giới

Cá buồm là loài cá bơi nhanh thứ hai dưới đại dương, chúng có thể bơi với tốc độ lên đến 109 km/h. Cá buồm có chiều dài từ 1,2 đến 1,5 m trong vòng 1 năm và tuổi thọ trung bình là 10 năm. Loài cá này rất hiếm khi có chiều dài quá 3 m và nặng 100kg. Chúng có màu xanh lam hoặc xám và vây lưng giống như 1 cánh buồm.

3. Cá Marlin sọc (Striped Marlin) 80 km/h

10 loài cá lập kỷ lục bơi nhanh nhất thế giới

Cá Marlin sọc có thể bơi với vận tốc 80 km/h, loài cá này thường nhầm lẫn với cá kiếm. Nó có màu xanh đậm từ đầu, phần bụng màu bạc, hai bên lưng là kẻ sọc. Cá Marlin sọc có thể đạt chiều dài tối đa là 4,2 m và 200 kg.

4. Cá thu Wahoo (Wahoo) 78 km/h

10 loài cá lập kỷ lục bơi nhanh nhất thế giới

Cá thu Wahoo hay còn gọi là cá thu ngàng, cá thu hũ thân hình rất dài, con dài nhất lên đến 2,5 m và nặng 83 kg. Loài này bơi trong nước với vận tốc 78 km/h. Chúng thường sống ở xa bờ với độ sâu từ 0 đến 15 m các vùng biển nhiệt đới.

5. Cá ngừ vây xanh Đại Tây Dương (Southern Bluefin Tuna) 76 km/h

10 loài cá lập kỷ lục bơi nhanh nhất thế giới

Cá ngừ vây xanh có thể nặng lên đến 450 kg và có thể bơi với tốc độ lên đến 76 km/h, chúng sống ở độ sâu 1,200 m và có thể sống được 40 năm. Một con cá ngừ vây xanh nặng 136 kg, dài 2,1 m có thể bán được 36 tỷ đồng.

6. Cá ngừ vây vàng (Yellowfin Tuna) 74 km/h

10 loài cá lập kỷ lục bơi nhanh nhất thế giới

Cá ngừ vây vàng có thể bơi với tốc độ lên đến 74 km/h, thường xuất hiện ở hầu hết các vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới. Nó có thể dài 2,4 m và nặng tới 200 kg, đôi khi còn có con nặng hơn 4oo kg. Cấu tạo thiết kế đặc biệt và đuôi vây dài khiến cho chúng lướt nhanh trong nước mà không gây khó khăn nhiều.

7. Cá mập xanh (Blue shark) 69 km/h

10 loài cá lập kỷ lục bơi nhanh nhất thế giới

Cá mập xanh thường sống ở những vùng nước sâu trong các đại dương nhiệt đới và ôn đới. Con đực thường dài 1,8 m đến 2,8 m và nặng từ 27 kg đến 55 kg, con cái to hơn dài từ 2,2 m đến 3,3 m và nặng từ 93 kg đến 182 kg. Chúng là một trong những loài cá mập di chuyển nhanh nhất và còn được mệnh danh là sói biển. Cá mập xanh là loài ít hung dữ, ở điều kiện tự nhiên chúng có thể sống được 20 năm.

8. Cá kiếm (Swordfish) 64 km/h

10 loài cá lập kỷ lục bơi nhanh nhất thế giới

Cá kiếm hay còn gọi là cá mũi kiếm, chúng có chiếc miệng nhỏ và dài dùng để xiên con mồi. Cá kiếm sống ở các vùng biển nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới . Với thân hình tròn và thuôn dài, loài cá này có thể bơi rất nhanh. Chính vì vậy mà loài này rất ít kẻ thù.

9. Cá mòi đường (Bonefish) 64 km/h

10 loài cá lập kỷ lục bơi nhanh nhất thế giới

Cá mòi đường thường sống ở các vùng biển ấm, có màu bạc vây sẫm. Loài này có thể dài đến 0,9 m và nặng 8 kg. Cá mòi đường thường tụ lại thành đàn để tránh từ các kẻ săn mồi khác, tạo cho mình một tốc độ để có thể được bảo vệ, chúng ăn tôm, cua, các động vật thân mềm và sinh vật nhỏ khác. Cá mòi đường có thể sống được 19 năm trong điều kiện tự nhiên.

10. Cá chuồn ( Four-winged flying fish) 56km/h

10 loài cá lập kỷ lục bơi nhanh nhất thế giới

Cá chuồn thường sống ở các vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới. Cá chuồn có thể bay được trên mặt nước, vây ngực phát triển, giúp có thể chạy thoát khỏi các kẻ săn mồi lớn. Đuôi cá chuồn có thể di chuyển đến 70 lần mỗi giây, có thể phá vỡ bề mặt nước.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cá mú quái vật nặng 2 tạ nuốt chửng cá mập trước mặt ngư dân Mỹ

Cá mú quái vật nặng 2 tạ nuốt chửng cá mập trước mặt ngư dân Mỹ

Theo Fox News, một nhóm các ngư dân ở thành phố Everglades, bang Florida, Mỹ, có cơ hội chứng kiến con mú tặng 2 tạ ăn thịt cá mập trong chớp nhoáng.

Đăng ngày: 20/07/2018
Bãi cát trắng tuyệt đẹp ở Hawaii thực chất chỉ là... phân cá?

Bãi cát trắng tuyệt đẹp ở Hawaii thực chất chỉ là... phân cá?

Các vùng biển nhiệt đới từ lâu đã nổi tiếng với cảnh quan đẹp tuyệt vời với bãi cát trắng sáng và làn nước biển trong lành mát rượi.

Đăng ngày: 20/07/2018
Cận cảnh cá mập xé xác cá voi khổng lồ ngay giữa khu lướt sóng

Cận cảnh cá mập xé xác cá voi khổng lồ ngay giữa khu lướt sóng

Một người lướt sóng đã phải cảnh báo về sự hiện diện của cá mập, khuyên những người khác không nên xuống nước.

Đăng ngày: 18/07/2018
Vì sao khi chết đi rồi, cá voi vẫn có ích đến hàng chục năm sau?

Vì sao khi chết đi rồi, cá voi vẫn có ích đến hàng chục năm sau?

Ước tính hàng năm, trong mỗi đợt di cư sẽ có khoảng 70 ngàn con cá voi chết đi. Nhưng sau đó, thịt, mỡ và xương của chúng chính là nguồn sống cho nhiều loài sinh vật khác.

Đăng ngày: 17/07/2018
Cá heo dạt vào bờ, sơ cứu ra sao?

Cá heo dạt vào bờ, sơ cứu ra sao?

Nghiên cứu sinh tiến sĩ Vũ Long - người thành lập Mạng lưới thú biển Việt Nam, chia sẻ 6 bước cần thiết để sơ cấp cứu cá heo một cách khoa học, vừa đảm bảo an toàn cho bản thân và con vật.

Đăng ngày: 17/07/2018
Ngộ nghĩnh cá thằn lằn, mực đuôi ngắn dưới đáy biển

Ngộ nghĩnh cá thằn lằn, mực đuôi ngắn dưới đáy biển

Tàu Okeanos Explorer của NOAA (cơ quan quản lý khí quyển và đại dương quốc gia Mỹ) vừa kết thúc nhiệm vụ thám hiểm những khu vực biển ít được nghiên cứu tại khu vực Đông Nam nước Mỹ.

Đăng ngày: 16/07/2018
Các nhà khoa học đang thuần hóa cá ngừ vây xanh để có đủ nguyên liệu làm sushi

Các nhà khoa học đang thuần hóa cá ngừ vây xanh để có đủ nguyên liệu làm sushi

Phương pháp nuôi trồng hải sản này sẽ cho ta một nguồn cá ngừ vô tận để mà thưởng thức.

Đăng ngày: 13/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News