10 năm nữa con người sẽ lên tới sao Hỏa

Phó giám đốc Trung tâm các chuyến bay vũ trụ, phi hành gia Pavel Vinogradov của Nga khẳng định muộn nhất là 15 năm nữa, con người sẽ bay lên sao Hoả.

Trong cuộc họp báo thứ hai vừa qua, ông nói: "Nếu chỉ tính về mặt kỹ thuật thuần tuý thì điều này có thể thực hiện được trong vòng 8-10 năm, song tối đa cũng chỉ 15 năm”.


Muộn nhất là 15 năm nữa con người sẽ lên tới sao Hỏa.
Ảnh minh họa.

Theo ông, dường như việc bay lên sao Hoả không thể nằm trong tầm tay của một nước mà phải là một dự án lớn với sự hợp tác quốc tế vì "những khó khăn về kỹ thuật và những trở ngại trong việc bảo vệ con người đều đã có phương án khắc phục cụ thể”.

Chúng ta hãy nhớ lại vào mùa thu năm trước, giám đốc Cục Vũ trụ Nga (Roskosmos) Anatolii Perminov cũng lạc quan tuyên bố cơ quan này đã có kế hoạch thực hiện chuyến bay phối hợp lên sao Hoả sau năm 2030. Khi đó, Perminov đã cho biết: "Trong tuyên bố chung cùng ký kết trong lĩnh vực các chuyến bay vũ trụ có người lái của các cơ quan không gian 26 nước đã nhất trí rằng các chuyến bay vào vũ trụ xa xôi sẽ được tiến hành một các hợp lý với nỗ lực chung. Tất nhiên, nếu là những chuyến bay đơn độc thì hiện nay chỉ Mỹ, Nga, Trung Quốc có thể thực hiện được. Nhưng nếu xuất phát từ khả năng tài chính và tính hợp lý thi cần phải có những chương trình hợp tác”.

Giám đốc tập đoàn tên lửa Nga PKK “Energia” Vitalii Lopot cũng từng thông báo: “Chương trình triển khai các hoạt động vũ trụ trên sao Hoả do Tập đoàn PKK “Energia” soạn thảo cho đến năm 2040 có đề cập đến việc chế tạo một Tổ hợp thám hiểm liên hành tinh (viết tắt MEK) có người điểu khiển bay trên quỹ đạo quanh Trái đất. Các môđun của MEK sẽ từ Trái đất phóng lên không gian và lắp ráp ngay trên quỹ đạo”.

Trước đây, trên báo Pravda cũng đưa tin Trung tâm vũ trụ khoa học-sản xuất quốc gia, mang tên Khrunichev cũng đã lập kế hoạch chế tạo những tên lửa siêu nặng để bay lên sao Hoả, trên cơ sở dòng tên lửa lửa chuyên chở kiểu “Angara”, có khả năng đưa những trọng tải hứu ích tới 120 tấn lên quỹ đạo vòng quanh Trái đất.

Tuy nhiên, theo tiết lộ của các nhà khoa học thuộc Trung tâm vũ trụ khoa học-sản xuất quốc gia, không gì hợp lý hơn là tiếp tục triển khai hai chương trình vũ trụ trước đây là chương trình bay quanh Trái đất và Chương trình lên Mặt trăng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 08/05/2025
Phát hiện thêm

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người

Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Đăng ngày: 08/05/2025
Hành tinh

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống

Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Đăng ngày: 07/05/2025
Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.

Đăng ngày: 03/05/2025
Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.

Đăng ngày: 01/05/2025
Vụ nổ Big Bang là gì?

Vụ nổ Big Bang là gì?

Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Đăng ngày: 28/04/2025
Những điều ít biết về các phi hành gia

Những điều ít biết về các phi hành gia

Cuộc sống bên ngoài không gian đem lại cho các nhà du hành vũ trụ những điều kì thú như ngắm mặt trời mọc 16 lần một ngày, cao nhanh hơn và không ngáy khi ngủ...

Đăng ngày: 27/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News