10 "quái thú" kỳ dị nhất hành tinh
Trong tự nhiên tồn tại rất nhiều loài sinh vật kỳ dị tới mức con người "khó có thể tưởng tượng" được. Dưới đây là 10 loài động vật như vậy.
Loài cá mập viền răng được coi một trong những loài cá mập tiền sử. Nó có tên gọi "hóa thạch sống" bởi những đặc điểm kỳ dị, còi cọc trong quá trình tiến hóa. Hiện người ta vẫn chưa rõ mối liên hệ của loài này với những con cá mập cổ đại khác.
Aye-aye là loài vượn cáo nhỏ sống ở vùng Madagasca. Loài này sở hữu một đôi mắt lớn hình củ hành, đôi tai cũng lớn và những ngón tay dài đáng sợ. Điều đáng nói là loài này không hề có sự tiến hóa đáng kể nào về hình dáng.
Loài bạch tuộc Dumbo được gọi như vậy là do những chiếc vây quanh người nó trông giống như những chiếc tai của loài voi bay trong phim hoạt hình của Disney. Loài này cư trú ở mực nước sâu (khoảng 4km dưới mực nước biển).
Cá blobfish là loài cá khá hiếm, sống ở mực nước sâu ngoài khơi Australia và Tasmania. Loài cá này không có bong bóng-1 công cụ để nổi như hầu hết các loài cá khác. Nó nổi được là nhờ thịt dạng sệt, ít đặc hơn so với nước biển, cho phép nó bơi dễ dàng hơn dưới đáy biển để kiếm thức ăn.
Cua dừa khổng lồ có những chiếc càng có thể dài tới gần 1m. Chỉ khi còn nhỏ, loài này mới dùng mai để bảo vệ thân mình. Khi nó lớn lên, mai cua nhỏ dần. Chúng là cư dân của những hòn đảo nằm trên bờ biển phía đông châu Phi và Đông Nam Á, Nam Thái Bình Dương.
Cò mỏ giầy có chiếc mỏ rất rộng và kỳ dị. Chúng sống chủ yếu ở vùng đầm lầy Đông Phi và có thể cao tới 1,5m. Hiện loài này chỉ còn khoảng 5.000 đến 8.000 cá thể. Chúng được liệt vào danh sách những loài chim cần bảo vệ của Hiệp hội chim quốc tế.
Thằn lằn quỷ gai (Moloch Horridus) là loài động vật bò sát ở Australia. Nó còn có tên gọi khác là thằn lằn gai, rồng gai hay thằn lằn Moloch. Chúng có thân gai góc và một cái "đầu giả" để đánh lạc hướng động vật săn mồi. Nhờ thân có màu giống cát mà chúng có thể ngụy trang trên sa mạc dễ dàng.
Ếch tía Ấn Độ hay ếch mũi lợn là một loài ếch màu tím có hình thù kỳ quái. Người dân Ấn Độ phát hiện chúng ở dãy núi Ghats vào cuối năm 2013. Theo các nhà khoa học, chúng xuất hiện trên trái đất từ hàng triệu năm trước. Tuy nhiên, chúng đào hang sống dưới lòng đất, hiếm khi xuất hiện nên con người không biết tới sự tồn tại của chúng trong một thời gian rất dài. Đến nay tập tính của chúng vẫn còn là điều rất bí ẩn.
Lợn biển sống ở đáy của Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Chúng thường kiếm mồi từ lớp trầm tích dưới đáy biển.
Cá vẹt lam hay cá vẹt xanh (Scarus coeruleus), một loài cá có màu xanh lam trong họ cá vẹt, thuộc chi Scarus. Người ta phát hiện loài cá này ở Đại Tây Dương. Cơ thể của chúng có chiều dài 30–75 cm. Chiều dài cơ thể con đực có thể lên tới 1,2 m. Những con trưởng thành có mõm lớn, giống như mỏ chim vẹt.