10 quy tắc chải răng cần biết

Nhiều người thường chỉ chú ý chải mặt trước của răng mà bỏ sót phần răng hàm hay mặt trong. Nên đánh răng ít nhất trong hai phút để đảm bảo sạch hết chất bẩn.

Dưới đây là một số quy tắc chải răng bạn ít biết:

1. Chờ 30 phút sau bữa ăn để đánh răng

Đánh răng ngay sau khi ăn thực phẩm có thể gây hại cho răng của bạn. Trong thời gian này, pH trong miệng của bạn thấp hơn so với bình thường và có tính axit cao hơn, do đó đánh răng lúc này có thể làm mài mòn và gây hại cho răng.

2. Đừng bắt đầu đánh răng ở cùng một vị trí

Nha sĩ nói rằng hầu hết mọi người thường bắt đầu đánh răng ở cùng một vị trí. Bởi vậy đến khi chải răng ở phần cuối cùng, bạn sẽ cảm thấy một chút buồn chán và sẽ chải qua loa ở phần này. Richard Price, chuyên gia tư vấn tiêu dùng của Hiệp hội Nha khoa Mỹ, khuyên bạn nên bắt đầu đánh răng ở mỗi nơi khác nhau, để răng được chải đồng đều như nhau.

3. Hãy nhẹ nhàng khi đánh răng

Chải răng nhẹ nhàng. Chải quá mạnh có thể làm hỏng răng và xói mòn nướu. Thay vì đánh răng mạnh và dọc theo hàm, hãy đưa bàn chải theo một chuyển động nhẹ nhàng, xoay tròn.

Nha sĩ David Genet khuyên nên đánh răng nhẹ nhàng như khi bạn khẽ làm sạch những đồ nội thất vô giá. Một cách dễ dàng để kiểm tra xem bạn đang đánh răng quá mạnh hay không là xem lông bàn chải có uốn cong trên răng hay không. Nếu lông bàn chải uốn cong, bạn đang đánh răng quá mạnh rồi.

4. Hãy đánh răng ít nhất hai phút

Hầu hết mọi người biết rằng nên đánh răng trong ít nhất hai phút. Nhưng hầu hết mọi người không chải răng đủ trong thời gian trên.

Cách tốt để đảm bảo bạn sẽ đánh răng cho hai phút là khóa vòi nước chảy vào lúc đó. Để vòi nước tiếp tục chảy làm chúng ta tăng tốc độ đánh răng để theo kịp với vòi nước. Một phương pháp khác có thể thử là mở một bản nhạc khi đánh răng, bạn sẽ không thể để ý đến thời gian trôi qua.


Ảnh: lifehack

5. Chú ý đến mặt bên trong của răng

Nhiều người thường chải mặt trước của răng nhiều hơn so với những phần còn lại. Trong khi mặt trước là phần mọi người đều nhìn thấy, thì tất cả răng của bạn cần được quan tâm đúng mức. Hãy chú ý đến răng hàm và mặt bên trong của răng.

6. Hãy chắc chắn rằng bạn đang sử dụng đúng loại bàn chải

Mọi người thường sử dụng bàn chải đánh răng quá lớn hay quá nhỏ so với kích thước miệng, khiến cho bàn chải không thể đến được với tất cả các vùng trong miệng.

Một vấn đề phổ biến khác là sử dụng bàn chải có lông quá cứng có thể gây tổn hại nướu. Hiệp hội Nha khoa Mỹ khuyến cáo sử dụng bàn chải mềm, do đó hãy chắc chắn rằng bàn chải của bạn không quá cứng với lợi.

7. Ăn trái cây và rau để làm sạch răng một cách tự nhiên

Mẹo hữu ích để làm sạch răng miệng là ăn các loại trái cây và rau quả có thể làm sạch răng miệng một cách tự nhiên như táo, cần tây. Trái cây và rau quả chứa nhiều chất xơ, giúp mài mòn tự nhiên và nhẹ nhàng loại bỏ các mảng bám.

Hãy súc miệng để loại bỏ bất kỳ vi khuẩn nào, đánh răng và xỉa răng mỗi khi bạn trở về nhà.

8. Giữ bàn chải sạch sẽ

Mặc dù bàn chải của bạn trông sạch sẽ sau khi đã hoàn thành việc đánh răng, vi khuẩn gây hôi miệng và sâu răng vẫn có thể phát triển trên đó. Hãy rửa sạch bàn chải sau khi sử dụng để giúp loại bỏ các vi khuẩn có hại.

Bạn cũng nên mua một chiếc ly để cắm bàn chải. Đừng để nó chạm vào bồn rửa mặt hay các đồ vật khác trong phòng tắm.

9, Thay bàn chải đánh răng sau 3-4 tháng

Hầu hết mọi người đều sử dụng bàn chải răng trong thời gian quá lâu. Hiệp hội Nha khoa Mỹ khuyến cáo thay đổi bàn chải của bạn sau 3-4 tháng, vì sau khoảng thời gian này lông bàn chải trở nên xơ và ít hiệu quả hơn, nhiều vi khuẩn và cao răng sẽ bám trên đó.

10. Làm sạch kẽ răng

Dù đánh răng là một cách rất hiệu quả để giữ cho răng của bạn sạch sẽ, lông bàn chải thường không thể chạm vào các kẽ răng, nơi thức ăn và vi khuẩn có thể phát triển thành cao răng.

Bạn nên dùng chỉ nha khoa trước hoặc sau khi đánh răng, chỉ nha khoa là một phần quan trọng trong việc giữ răng miệng của bạn sạch sẽ và khỏe mạnh.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

Đăng ngày: 31/03/2025
12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật

12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật

Chất đạm được xem là nền tảng của cuộc sống do nó là dưỡng chất tạo thành các axít amin thúc đẩy sự phát triển và phục hồi của tế bào.

Đăng ngày: 29/03/2025
Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Đăng ngày: 26/03/2025
Lịch sử tình dục của loài người

Lịch sử tình dục của loài người

Chim làm chuyện ấy, ong làm chuyện ấy, con người từ thuở sơ khai cũng đã làm chuyện ấy. Nhưng hoạt động này đã thay đổi như thế nào trong hàng nghìn năm qua, và thậm chí chỉ trong vài thập kỷ vừa rồi?

Đăng ngày: 24/03/2025
Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu

Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu

Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, do virus Varicella Zoster gây ra và thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân.

Đăng ngày: 22/03/2025
Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?

Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?

Bóng cười là khí gây cười, tên hóa học là Đinitơ monoxit hay nitrous oxide, là hợp chất hóa học với công thức N2O. Khi bơm vào bóng bay, gọi là bóng cười (funkyball).

Đăng ngày: 19/03/2025
Bệnh tật tiềm ẩn đằng sau nụ hôn

Bệnh tật tiềm ẩn đằng sau nụ hôn

Hôn người khác có thể kéo đến từ những bệnh nhẹ như herpes miệng đến vấn đề nghiêm trọng hơn như viêm màng não do virus hoặc quai bị.

Đăng ngày: 18/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News