10 “thủ phạm” gây hôi miệng khiến bạn bất ngờ

Hôi miệng là căn bệnh phổ biến khiến nhiều người gặp khó khăn khi giao tiếp. Để chữa trị kịp thời và hiệu quả bạn cần tìm hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh.

Ở phần lớn các trường hợp, chứng hôi miệng có nghĩa là bạn cần vệ sinh tốt hơn nhưng đôi khi đó cũng là dấu hiệu của những bệnh nghiêm trọng hơn. Dưới đây là một số nguyên nhân tiềm ẩn cần xem xét:

1. Không chăm sóc răng miệng tốt

Theo một nghiên cứu năm 2012 trên tờ International Journal of Oral Science, vệ sinh răng miệng kém là nguyên nhân của 85% các trường hợp hôi miệng. BS tai mũi họng Marc Gibber, ở Trung tâm y khoa Montefiore, Mỹ cho biết: “Thức ăn còn sót lại trong miệng là nơi các vi khuẩn bám vào”. Vì các mầm bệnh giống như môi trường ẩm ướt, nếu bạn không vệ sinh răng miệng đúng cách, nó có thể trở thành nơi nhiễm bẩn và bắt đầu có mùi, vi khuẩn sản sinh ra các hợp chất lưu huỳnh phát ra mùi hôi như mùi trứng thối.

10 “thủ phạm” gây hôi miệng khiến bạn bất ngờ

Để chải răng đúng, bạn giữ bàn chải nằm ngang, nghiêng một góc 45 độ so với răng, từ từ di chuyển sang hai bên trái phải. Nên chải răng 2 lần một ngày, mỗi lần 2 phút. Đối với chỉ nha khoa, điều quan trọng là nhẹ nhàng và kỹ lưỡng. Đánh răng không thể làm sạch toàn bộ bề mặt răng, do đó bạn đừng quên dùng chỉ nha khoa.

Bạn hãy đánh răng và dùng chỉ nha khoa hai lần mỗi ngày và đừng quên cạo lưỡi. Vi khuẩn phát triển khắp khoang miệng, đặc biệt trên lưỡi. Bạn có thể tìm mua dụng cụ vệ sinh lưỡi ở mọi hiệu thuốc và sử dụng mỗi khi đánh răng. Lưu ý, tránh chà quá mạnh.

2. Không uống đủ nước

Cơ thể mất nước có thể khiến bạn tiết quá ít nước bọt, đó là vấn đề, vì nước bọt làm sạch những vi khuẩn gây mùi. Theo BS Gibber, nước bọt mà chúng ta tiết ra sẽ tạo điều kiện sống cho các tế bào trong miệng, khi giảm tiết nước bọt, các tế bào sẽ bắt đầu chết đi và bốc mùi. Các nhà dinh dưỡng khuyên bạn nên uống từ 6 đến 8 cốc 250ml nước mỗi ngày. Nước trà xanh cũng tốt. Một nghiên cứu của Israel năm 2012 cho thấy các chất chống oxy hóa trong trà xanh làm thay đổi một số hợp chất lưu huỳnh trong hơi thở hôi.

10 “thủ phạm” gây hôi miệng khiến bạn bất ngờ

3. Mất nước vì nghẹt mũi

Người bị nghẹt mũi không thể thở bằng mũi mà phải thở bằng miệng, điều này cũng làm khô miệng. Nếu bạn bị nghẹt mũi hãy điều trị và cũng cần bổ sung nước.

4. Ăn quá nhiều thực phẩm có hại

Chắc chắn bạn đã biết tỏi có thể gây hôi miệng. Nhưng bạn có biết rằng các sản phẩm sữa cũng có thể làm tăng dịch mũi và dẫn tới mùi hôi. Những thực phẩm chứa nhiều carbohydrate thúc đẩy vi khuẩn phát triển vì chúng chứa nhiều đường.

5. Bị viêm xoang hoặc viêm amidan

Nhiễm trùng có thể gây mưng mủ trong các xoang dẫn tới mùi hôi. Hãy đến bác sĩ để được kê đơn kháng sinh. Làm sạch xoang mũi bằng nước muối cũng rất có lợi. Các nhiễm trùng amiđan hoặc các trường hợp viêm họng do khuẩn cầu chuỗi có thể dẫn tới sỏi amiđan phát ra mùi hôi. Cách điều trị tốt nhất là súc miệng nước muối vì hàm lượng muối cao tiêu diệt vi khuẩn. Cho một thìa muối vào khoảng 170ml nước ấm và súc miệng mỗi sáng trong 2 đến 3 ngày. Sau khi súc nước muối hãy ăn sữa chua chứa các vi khuẩn có lợi.

6. Bị trào ngược acid

Những người bị chứng ợ nóng, trào ngược acid dạ dày khiến hơi thở có mùi acid, chua như giấm. Nhiều người chỉ nghĩ trào ngược là ợ nóng, khó tiêu, nhưng thậm chí acid có thể trào ngược lên cả xoang mũi, tai. Dự phòng trào ngược axit bằng cách tránh các thực phẩm gây trào ngược như rượu bia, cam, quýt, quế, sô cô la.

10 “thủ phạm” gây hôi miệng khiến bạn bất ngờViêm lợi không phải nguyên nhân duy nhất gây hôi miệng. (Ảnh: Wordrpess).

7. Mắc bệnh nghiêm trọng như ung thư

Ở một số rất ít trường hợp, hôi miệng có thể là một trong những dấu hiệu cảnh báo ung thư ở mũi, tai, cổ hoặc họng. Trong trường hợp này, miệng có mùi chua gắt rất tệ. Nhưng hãy nhớ rằng vệ sinh răng miệng kém cho đến nay vẫn là nguyên nhân phổ biến nhất của chứng hôi miệng, do đó không nên quá lo lắng trước khi đi kiểm tra.

8. Không nhổ răng khôn

Răng khôn là một trong những thủ phạm dẫn đến hôi miệng bởi chúng dễ giữ lại thức ăn và vi khuẩn. Hãy tham khảo ý kiến nha sĩ xem liệu bạn có cần nhổ răng khôn hay không.

9. Sâu răng

Răng bị sâu không phải lúc nào cũng gây đau đớn. Điều này khiến bạn chủ quan mà không nhận ra vi khuẩn đang ăn mòn răng và giải phóng mùi lưu huỳnh. Lời khuyên cho bạn là hãy chăm chỉ đi khám răng định kỳ 6 tháng một lần.

10. Sử dụng thuốc

Thuốc huyết áp, chống trầm cảm và kháng histamine có thể gây tác dụng phụ là khô miệng, khiến nước bọt không đủ để làm sạch khoang miệng. Kết quả là hơi thở trở nên khó chịu.

Nếu đang sử dụng các loại thuốc trên, bạn nên bổ sung nước và nhai kẹo cao su chứa xylitol.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Bánh chưng là món ăn ngon truyền thống, tương đối cân bằng các nhóm thực phẩm (glucid, protein, lipid) và giàu dinh dưỡng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Theo Futurism, nhiều người thường cảm nhận âm nhạc giống như một chất xúc tác tuyệt vời cho tâm trạng khi làm việc.

Đăng ngày: 24/10/2018
Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Dứa, thơm, khóm có đặc tính kháng viêm, chữa lành vết bầm tím và làm giảm đau viêm khớp. Nó cũng hỗ trợ rất tốt cho việc tiêu hóa.

Đăng ngày: 18/10/2018
Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Liệu các chất độc hại trong rác thải điện tử có len lỏi vào thực phẩm, hay được hấp thụ qua da để vào cơ thể con người hay không?

Đăng ngày: 22/07/2018
Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Công nghệ mới do các bác sĩ tại Bệnh viện nhi Boston phát triển, hứa hẹn sẽ đem đến cơ hội sống bình thường, khỏe mạnh cho rất nhiều trẻ sơ sinh bị tổn thương tim.

Đăng ngày: 22/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News