100.000 người đăng ký lên sao Hoả
Dự án “chuyến đi một chiều lên sao Hoả” của công ty Mars One (Hà Lan) đã thu hút hơn 100.000 lượt đăng ký trên toàn thế giới, vượt xa mức dự định ban đầu.
Trong số 100.000 đơn đăng ký, công dân Mỹ chiếm gầm 30.000 người. Trong số hàng ngàn người đăng ký, chỉ có 40 đơn xuất sắc nhất được chấp nhận và chỉ bốn người trong số này sẽ thực hiện chuyến đi đầu tiên lên sao Hoả.
Theo Mars One, chuyến đi đầu tiên dự kiến rời bệ phóng trong tháng 9/2022 và đáp xuống hành tinh Đỏ vào tháng 4/2023. Dĩ nhiên, cả bốn người này sẽ không bao giờ quay được về trái đất.
Một ứng cử viên tiềm năng thể hiện sự ủng hộ với tinh thần tuyệt đối trong nhiệm vụ lần này của Mars One - (Ảnh: Daily Mail)
Ông Lansdrop, giám đốc điều hành Mars One phát biểu với CNN rằng mỗi đơn đăng ký tham dự sẽ đóng phí tương ứng với mức tổng bình quân sản phẩm đầu người của mỗi quốc gia, ví dụ đối với công dân Mexico phải đóng phí 15 USD, Mỹ phải đóng 38 USD. Ông nói: “Chúng tôi muốn mức phí đó không quá cao, cũng không quá thấp để những người tham dự xem nó một cách nghiêm túc".
Những người trúng tuyển sẽ được đào tạo trong tám năm. Các ứng cử viên trong đợt đầu tiên sẽ được cô lập hoàn toàn trong vài tháng của mỗi kì hai năm để tăng khả năng thích ứng với cuộc sống sau này của các ứng viên trên sao Hoả.
Chuyến đi một chiều lên sao Hỏa của Mars One cực kì thu hút khách, hiện nay con số đã lên tới hơn 100.000 người đăng ký - (Ảnh: Daily Mail)
Các ứng cử viên sẽ được đào tạo sửa chữa vật lý, điện tử, trồng cây trong không gian hạn chế, giải quyết các vấn đề y tế… Bên cạnh đó, họ phải làm quen việc không tắm và ăn thức ăn khô, đóng hộp trong vài tháng tương ứng với chuyến hành trình bảy tháng lên sao Hoả. Các ứng viên cũng buộc phải hoàn thành ba giờ tập thể dục mỗi ngày để duy trì cơ bắp.
Mọi hoạt động sống của những phi hành gia can đảm này sẽ được truyền hình trực tiếp về trái đất. Chuyến đi đầu tiên lên sao Hoả dự tính sẽ tiêu tốn khoảng 6 triệu USD.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ
Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.
