100 tỷ hành tinh cư trú trong dải Ngân Hà
Các nhà thiên văn Mỹ dự đoán dải Ngân Hà là nơi cư ngụ của ít nhất 100 tỷ ngôi sao và 100 tỷ hành tinh.
Số lượng hành tinh trong dải Ngân Hà có thể lên tới 200 tỷ. (Ảnh: Space)
Jonathan Swift, một nhà nghiên cứu của Viện Công nghệ California tại Mỹ, cùng các đồng nghiệp tìm hiểu 5 hành tinh xoay quanh một ngôi sao cách trái đất chừng 915 năm ánh sáng. Kepler-32, tên của hệ gồm 5 hành tinh này, được phát hiện bởi kính thiên văn không gian Kepler, tạp chí The Astrophysical Journal đưa tin.
Ngôi sao trong hệ Kepler-32 là sao lùn cấp M, nghĩa là nhỏ và có nhiệt độ thấp hơn so với mặt trời. Sao lùn cấp M là loại sao phổ biến nhất, chiếm khoảng 75% trong số hơn 100 tỷ ngôi sao trong dải Ngân Hà.
Hơn nữa, 5 hành tinh trong hệ Kepler-32 có kích cỡ tương đương địa cầu và khá gần ngôi sao riêng. Kính thiên văn không gian Kepler cũng thấy những hành tinh tương tự xoay quanh các ngôi sao lùn cấp M khác.
"Vì thế chúng tôi kết luận rằng Kepler-32 là đại diện của đa số hành tinh trong thiên hà của chúng ta", nhóm nghiên cứu lập luận.
Dựa vào hàng loạt yếu tố trong hệ Kepler-32 (như độ sáng của ngôi sao, nhiệt độ trên bề mặt các hành tinh, khả năng quan sát của kính Kepler), Swift và các cộng sự cho rằng ít nhất một hành tinh xoay quanh một ngôi sao trong Ngân Hà. Do Ngân Hà chứa ít nhất 100 tỷ ngôi sao nên nó cũng chứa ít nhất 100 tỷ hành tinh. Thậm chí nhóm nghiên cứu còn cho rằng số lượng hành tinh có thể lên tới 200 tỷ.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng
Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.

Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó
Khoa học đã từng chứng minh rằng chúng ta có thể thực hiện du hành thời gian - ít nhất là về mặt lý thuyết.

Ngôi sao còn già hơn vũ trụ
Trong một phát hiện khiến nhiều người ngạc nhiên, ngôi sao già nhất lại có tuổi đời còn lâu hơn cả vũ trụ. Sao HD 140283, hay còn gọi là sao Methuselah, không hề xa lạ với các nhà thiên văn học Trái đất.
