1000 con cá mập đang phải sống hết sức khổ sở vì tác hại của nhựa với đại dương

Lại thêm một nghiên cứu nữa cho chúng ta thấy tác hại của nhựa là kinh khủng đến thế nào.

Theo một bản báo cáo mới được công bó trên tạp chí Endangered Species Research, có ít nhất 1000 con cá mập dưới đại dương đang phải sống cuộc đời hết sức đau khổ. Từ lưới đánh cá bỏ đi, cho đến dây nhựa, chai nhựa..., những sinh vật này mắc kẹt một phần thân thể trong rác nhựa do con người thải ra.

Cụ thể, nghiên cứu đã xem xét ảnh hưởng của các loại rác nhựa đến những loài thuộc họ cá sụn - bao gồm cá mập, cá đuối... chỉ bằng cách phân tích và thu thập các trường hợp được đăng tải trên mạng xã hội.

Kết quả, họ tìm ra hơn 1000 trường hợp cá bị mắc kẹt trong rác - một con số được đánh giá là khá cao vì từ trước đến nay có rất ít nghiên cứu về câu chuyện kẹt trong rác của cá mập và cá đuối.

"Ví dụ điển hình nhất là con cá mập mako vây ngắn đang bị dây câu quấn quanh người" - trích lời Kristian Parton.

"Dây câu mắc vào người nó từ nhỏ, và có vẻ nó vẫn tiếp tục lớn lên trong tình trạng ấy. Hệ quả, sợi dây tạo thành một chiếc vòng thít vào da, gây ảnh hưởng tiêu cực đến cột sống và khiến nó đau đớn vô cùng".

1000 con cá mập đang phải sống hết sức khổ sở vì tác hại của nhựa với đại dương
Cá mập mắc kẹt trong rác nhựa.

Trong số 47 trường hợp được báo cáo trong hơn 20 nghiên cứu khoa học, các chuyên gia nhận thấy có ít nhất 16 họ cá mập với 34 loài đang bị ảnh hưởng bởi rác thải của con người. Gần 3/4 số này liên quan đến "các ngư cụ bị vứt bỏ trong môi trường biển" - hay còn được biết đến với cái tên "ngư cụ ma".

Lưới, bẫy, dây câu... vì một lý do nào đó đã bị bỏ lại trong làn nước biển, và rồi trở thành những cái bẫy chết chóc dành cho sinh vật biển. Chưa hết, ước tính tỷ lệ 1:10 sinh vật biển vướng phải dây nhựa - loại dùng để buộc hàng, túi nhựa, dây cao su...

Các nghiên cứu cho thấy những vụ sinh vật biển bị mắc vào nhựa chủ yếu xảy ra ở Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, với tỷ lệ lần lượt là 49% và 46%. 95% số đó có liên quan đến "ngư cụ ma".

1000 con cá mập đang phải sống hết sức khổ sở vì tác hại của nhựa với đại dương
Lưới đánh cá và rác nhựa là mối đe dọa đến sự sống còn của cá mập.

Theo các chuyên gia, lưới đánh cá và rác nhựa chưa hẳn là mối đe dọa đến sự sống còn của cá mập, nhưng chắc chắn ảnh hưởng của chúng là không nhỏ.

"Dù không đến mức hủy diệt cá mập, nhưng ảnh hưởng đến các loài vật khác thì rất khủng khiếp. Nhựa hiện là một trong những mối đe dọa lớn nhất đại dương" - Parton cho biết.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Đến giờ khoa học mới biết có gì đang sống ở

Đến giờ khoa học mới biết có gì đang sống ở "sa mạc" giữa Thái Bình Dương

Một khu vực bao bọc bởi nước, nhưng cằn cỗi đến mức tưởng như không có thứ gì tồn tại được. Đó là Vòng Hải lưu Thái Bình Dương - nơi được xem là "sa mạc" của đại dương.

Đăng ngày: 05/07/2019
Lần đầu tiên bắt gặp cảnh

Lần đầu tiên bắt gặp cảnh "chuyện ấy" của một trong những sinh vật lớn nhất thế giới

Dù là một trong những sinh vật lớn nhất, hành tung của cá nhám voi vẫn là rất bí ẩn.

Đăng ngày: 02/07/2019
Bão lốc là ác mộng với người đi biển, nhưng các sinh vật biển thì sao nhỉ?

Bão lốc là ác mộng với người đi biển, nhưng các sinh vật biển thì sao nhỉ?

Hình ảnh đau thương mà một cơn bão có thể gây ra hẳn chúng ta từng được chứng kiến rất nhiều. Nhưng đó là những gì xảy ra trên cạn. Dưới đại dương thì sao nhỉ?

Đăng ngày: 01/07/2019
Bạch tuộc - một trong những loài thông minh không dùng bộ não

Bạch tuộc - một trong những loài thông minh không dùng bộ não

Khoảng 350 tế bào thần kinh nằm dọc các xúc tu giúp bạch tuộc phản ứng nhanh nhạy với môi trường kể cả khi bị chặt đứt.

Đăng ngày: 01/07/2019

"Bồn tắm tuyệt vọng" giết chết hầu hết động vật bơi đến

Hồ nước ngầm nằm ở độ sâu hơn 900m dưới vịnh Mexico khiến đa số loài vật không thể chịu nổi do rất mặn và độc hại.

Đăng ngày: 29/06/2019
Sinh vật kỳ quái phát sáng trong đêm dạt vào bãi biển Úc

Sinh vật kỳ quái phát sáng trong đêm dạt vào bãi biển Úc

Các chuyên gia về động vật sau đó đã xác nhận, đó là cá thể thuộc loài cá mập thuộc loài hiếm gặp. Chúng thường ăn những loài cá nhỏ, sống dưới đáy đại dương.

Đăng ngày: 29/06/2019
San hô từ chối trứng tôm, chọn ăn hạt vi nhựa

San hô từ chối trứng tôm, chọn ăn hạt vi nhựa

Một cá thể san hô có thể hấp thụ tới hơn 100 sợi vi nhựa và được coi là món ăn khoái khẩu đang gây độc cho chúng.

Đăng ngày: 28/06/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News