11 thực phẩm tốt nhất cho bệnh nhân hóa trị

Những loại thực dược này có thể giúp giảm thiểu tác dụng phụ của hóa chất, mặc dù chế độ ăn cho bệnh nhân ung thư cần được cụ thể hóa cho từng người sau khi tham khảo ý kiến bác sĩ trong quá trình hóa trị.

Cà rốt tăng cường cho hóa trị

Cà rốt rất phổ biến trong mọi chế độ ăn uống cho bệnh nhân ung thư. Một số hợp chất thực vật, cũng được tìm thấy trong rau mùi tây, có thể làm cho hóa trị liệu hiệu quả hơn nhờ ngăn chặn một cơ chế trong cơ thể đôi khi có thể cản trở việc điều trị ung thư, theo một nghiên cứu năm 2014 của Viện nghiên cứu thực vật và thực phẩm New Zealand. Các nhà nghiên cứu hy vọng các loại thực phẩm này có thể được sử dụng bổ sung cho các phương pháp điều trị thông thường nhằm mang lại kết quả tốt hơn cho bệnh nhân.

Nước hầm chống khô miệng

Nếu khô miệng — một tác dụng phụ thường gặp của hóa trị - gây khó nuốt, hãy thử làm ẩm thức ăn của bạn bằng cách trộn nó với nước sốt, chan nước hầm, hoặc thậm chí trộn với sữa ít béo. Xay nhuyễn thực phẩm cũng sẽ giúp bữa ăn dễ dàng hơn.

Cơm và chuối chống tiêu chảy

Các loại thực phẩm nhạt như gạo, chuối, táo nấu chín và bánh mì nướng khô sẽ giúp làm đặc chất thải nếu bị tiêu chảy do hóa trị. Tránh các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, hoa quả tươi và các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt, có thể làm tiêu chảy nặng hơn.

Ngũ cốc nguyên hạt chống táo bón

Mặt khác, nếu bị táo bón, hãy uống nhiều chất lỏng và ăn thức ăn có nhiều chất xơ không hòa tan, chẳng hạn như bánh mì hoặc ngũ cốc nguyên hạt, trái cây khô và đậu khô, sẽ giúp cho hệ tiêu hóa. Viện Ung thư Quốc gia (NCI) Mỹ khuyên nên uống từ 8 đến 12 cốc nước mỗi ngày cho những người đang điều trị ung thư.

Các bữa ăn nhỏ giúp ích khi bị chán ăn

Mất cảm giác thèm ăn là một tác dụng phụ thường gặp của hóa trị, nhưng thay vì buộc phải ăn ba bữa chính, hãy ăn năm hoặc sáu bữa nhỏ hơn trong suốt cả ngày để đủ dinh dưỡng và sức lực. Thêm protein bổ sung và thực phẩm giàu calo vào chế độ ăn sẽ giúp bạn duy trì cân nặng khỏe mạnh. Tuy nhiên, mỗi chế độ ăn uống cho bệnh nhân ung thư có vẻ khác nhau, vì vậy hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để cụ thể hóa bữa ăn theo tình trạng, chẩn đoán và nhu cầu của người bệnh.

Kẹo gừng làm giảm buồn nôn

Hóa trị thường khiến người bệnh bị buồn nôn, nhưng kẹo gừng và chanh có tác dụng xoa dịu. Hãy nhấp chúng trước khi ăn, hoặc nhâm nhi nước gừng hoặc cola gừng trong bữa ăn. Điều này sẽ giúp giảm chóng mặt và làm dịu dạ dày.

Sữa trứng khi bị loét miệng

Loét miệng có thể gây đau ngay cả khi ăn những loại thực phẩm mềm nhất. Nếu việc điều trị gây đau miệng, hãy thử các thức ăn xay nhuyễn dễ nuốt, chẳng hạn như sữa trứng, cơm, trứng, cháo và súp. Càng nhạt càng tốt, vì muối hoặc gia vị có thể làm cho vết loét đau hơn. Tránh các thức ăn sắc cạnh hoặc giòn như bánh quy giòn, khoai tây chiên và rau sống, cũng như các loại thức ăn nhiều gia vị như tương ớt, cà ri, salsa và ớt, cũng gây kích ứng vết loét.

Nước cam ngăn ngừa khô miệng

Ngăn ngừa khô miệng trước khi nó xảy ra bằng cách bổ sung vào chế độ ăn với nhiều thức ăn ngọt và chua. Theo NCI, các loại đồ uống như nước chanh và nước cam sẽ giúp tạo ra nhiều nước bọt hơn vì vị chua của chúng kích thích tuyến nước bọt. Tuy nhiên, không ăn hoặc uống các loại thực phẩm này nếu việc điều trị gây loét miệng hoặc họng vì chúng sẽ làm cho các triệu chứng trở nên nặng hơn.

Hành tây và tỏi tăng cường hệ miễn dịch

Một chế độ ăn uống lành mạnh cho bệnh nhân ung thư luôn bao gồm hành tây và tỏi. Nướng, nấu chín hoặc sống, những thực phẩm chống ung thư này chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao, được chứng minh là kích thích hệ thống phòng thủ tự nhiên của hệ miễn dịch chống ung thư. Trên thực tế, các nhà nghiên cứu Cornell nhận thấy rằng hành tây có vị hăng thậm chí có thể ức chế sự tăng trưởng của một số tế bào ung thư.

Protein nạc duy trì năng lượng và cơ bắp

NCI khuyến cáo nên ăn nhiều đạm hơn khi hóa trị để cung cấp năng lượng cho cơ thể và giữ cho cơ bắp khỏe mạnh khi điều trị hút kiệt nó. Chọn lựa các protein nạc như trứng, cá, đậu phụ và thịt gà. Nhiều người bị ung thư thấy thịt đỏ có vị kim loại khó chịu.

Thực phẩm giàu selen chống ung thư

Hạt dẻ Brazil, hải sản, yến mạch và gạo lức là những nguồn selen tuyệt vời, một loại khoáng chất chống ung thư. Một nghiên cứu được công bố trên tờ Journal of Biological Chemistry thấy rằng các hợp chất selen tăng cường hệ miễn dịch, cho phép nó chống lại một số bệnh ung thư như bệnh bạch cầu và u hắc tố ác tính. Tuy nhiên, tránh ăn các loại động vật hai mảnh vỏ và cá sống - chúng có thể gây nguy cơ ngộ độc thực phẩm cao hơn trong khi điều trị, theo NCI. Hãy ăn các loại cá nước ngọt như cá hồi và cá da trơn, và luôn đảm bảo nó được nấu chín hoàn toàn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vẫn có thể hồi sinh người đã chết

Vẫn có thể hồi sinh người đã chết

Một bác sĩ tuyên bố rằng, con người có thể hồi sinh vài giờ sau khi họ dường như đã chết. Điều này mở ra hy vọng về việc cứu sinh mạng người từ tay của tử thần.

Đăng ngày: 01/07/2025
Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?

Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?

Cách đây không lâu một nghiên cứu do Đại học Havard với sự tài trợ từ chính phủ Mỹ đã kết luận 75% trong số 51 loại tinh dầu thuốc lá điện tử có chứa diacetyl, một loại chất gây bệnh viêm phổi tắc nghẽn.

Đăng ngày: 01/07/2025
Ăn rắn độc coi chừng ngộ độc

Ăn rắn độc coi chừng ngộ độc

Nhiều người cho rằng ăn thịt và uống rượu rắn độc sẽ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Thực tế, về mặt sinh học, trong thịt và xương rắn luôn có độc tố và chúng có thể gây hại cho thực khách.

Đăng ngày: 30/06/2025
20 tác dụng thú vị của chanh tươi

20 tác dụng thú vị của chanh tươi

Chanh là loại quả có rất nhiều công dụng trong cuộ sống: làm gia vị, pha nước, làm đẹp... được con người sử dụng hàng ngày. Ngoài ra chanh tươi còn có rất nhiều những công dụng rất thú vị khác mà ít người biết tới: chữa đau răng, diệt cỏ dại, đuổi kiến...

Đăng ngày: 30/06/2025
Người bị rắn độc cắn trăm lần không chết

Người bị rắn độc cắn trăm lần không chết

Một nhà khoa học nghiệp dư Mỹ tuyên bố miễn dịch với nọc của các loài rắn cực độc sau thời gian dài thực nghiệm cho rắn độc cắn vào người hơn 160 lần.

Đăng ngày: 29/06/2025
Những điều cần chú ý khi ăn mỳ ăn liền

Những điều cần chú ý khi ăn mỳ ăn liền

Kiểu ăn "mỳ úp" rất quen thuộc trong các gia đình cần thay đổi nếu bạn muốn đảm bảo sức khỏe.

Đăng ngày: 29/06/2025
10 điều bạn cần biết về đậu phụ

10 điều bạn cần biết về đậu phụ

Đậu phụ tốt hay không tốt cho sức khỏe của bạn còn tùy thuộc vào hàm lượng bạn tiêu thụ.

Đăng ngày: 28/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News