12 hiện tượng thiên văn kỳ thú không thể bỏ lỡ trong năm 2016

Nguyệt thực nửa tối, nhật thực một phần... là những hiện tượng thiên văn cực đáng mong đợi trong năm tới.

Chỉ còn vài ngày nữa là chúng ta chính thức bước sang năm 2016. Trong năm qua, người yêu thích thiên văn vũ trụ đã có cơ hội chứng kiến rất nhiều hiện tượng thú vị. Vậy điều gì sẽ chờ đợi chúng ta trong năm tới?

Cùng điểm lại danh sách và "note" lại những hiện tượng thiên văn kỳ thú sẽ xảy ra.

1. Đêm 3/1, rạng sáng 4/1 - Mưa sao băng Quadrantids

Vào đêm 3/1, rạng sáng 4/1, chúng ta sẽ đón trận mưa sao băng đầu tiên trong năm - trận mưa sao băng Quadrantids.

12 hiện tượng thiên văn kỳ thú không thể bỏ lỡ trong năm 2016
Trận mưa sao băng này khi đạt đỉnh sẽ đạt khoảng 40 vệt mỗi giờ.

Trận mưa sao băng này là kết quả của một sao chổi lướt qua Trái đất từ nhiều thế kỷ trước - sao chổi 2003 EH1 và để lại nhiều mảnh vụn trên quỹ đạo của chúng ta.

Dự báo, trận mưa sao băng này khi đạt đỉnh sẽ đạt khoảng 40 vệt mỗi giờ. Thời điểm lý tưởng nhất để bạn quan sát là rạng sáng ngày 4/1, quay về hướng Đông nơi có chòm sao Bootes.

2. Ngày 9/3 - Nhật thực một phần

12 hiện tượng thiên văn kỳ thú không thể bỏ lỡ trong năm 2016
Đây là hiện tượng nhật thực toàn phần diễn ra tại Indonesia và một số khu vực thuộc Thái Bình Dương.

Vào khoảng 6h20 sáng (giờ Việt Nam) ngày 9/3, Việt Nam sẽ được quan sát hiện tượng nhật thực một phần, trong đó tỷ lệ che khuất tại các tỉnh miền Nam và miền Trung sẽ lớn hơn so với miền Bắc.

Thực chất, đây là hiện tượng nhật thực toàn phần diễn ra tại Indonesia và một số khu vực thuộc Thái Bình Dương nhưng Việt Nam chỉ quan sát được nhật thực một phần mà thôi.

3. Ngày 23/3 - Nguyệt thực nửa tối

Hiện tượng "nguyệt thực nửa tối" (Penumbral Lunar Eclipse) diễn ra khi Mặt trăng không bị che khuất hoàn toàn mà chỉ một nửa vùng sáng bị che khuất rồi chuyển thành màu đỏ của trăng máu.

Đây là một hiện tượng cũng khá thú vị và may mắn thay, lần này chúng ta hoàn toàn có thể quan sát được hiện tượng này. Theo dự báo, nguyệt thực nửa tối sẽ diễn ra từ 18h - 20h ngày 23/3.

4. Đêm 22 - 23/4 - Mưa sao băng Lyrids

Lyrids là một trong hơn 10 trận mưa sao băng diễn ra hàng năm, có nguồn gốc từ các mảnh vụn của sao chổi C/1861 G1 Thatcher.

Tuy nhiên, đây chỉ là một trận mưa sao băng nhỏ - khi cực điểm chỉ có khoảng 15 – 20 vệt sao băng/h, và đó là trong điều kiện thời tiết lý tưởng. Nhưng nếu muốn, bạn vẫn có thể thử vận may của mình trong 2 ngày 22-23/4.

5. Mưa sao băng Eta Aquarids (đêm 6/5 - rạng sáng 7/5/2016)

12 hiện tượng thiên văn kỳ thú không thể bỏ lỡ trong năm 2016
Trận mưa sao băng này cỡ trung bình với cực điểm khoảng 30 tới 60 sao băng mỗi giờ.

Trong những ngày đầu tháng 5, Trái đất sẽ tiến lại gần những mảnh bụi còn sót lại của sao chổi Halley và đó chính là nguồn gốc của trận mưa sao băng Eta Aquarids này.

Đây là mưa sao băng cỡ trung bình với cực điểm khoảng 30 tới 60 sao băng mỗi giờ. Thời điểm quan sát tốt nhất là thời điểm rạng sáng trước khi bình minh.

6. Đêm 28 - 29/7 - Mưa sao băng Delta Aquarids

Mưa sao băng Delta Aquarids được hình thành từ sao chổi 96P Machholz0 một sao chổi có chu kỳ lướt qua Trái đất khá ngắn.

Lần gần nhất chúng ta chạm mặt ngôi sao này là vào năm 2012 và theo dự kiến, lần gặp tiếp theo sẽ vào năm 2017.

Đây là mưa sao băng cỡ nhỏ với chỉ 20 sao băng mỗi giờ vào cực điểm.

7. Đêm 12, rạng sáng 13/8 - Mưa sao băng Perseids

Mưa sao băng Perseids có nguồn gốc từ sao chổi 109P/Swift-Tuttle. Đây là một trong những trận mưa sao băng lớn nhất trong năm, với cực điểm lên tới 60 sao băng/giờ.

Đặc biệt theo dự báo, rạng sáng13/8 Mặt trăng lặn khá sớm, vì thế đây là thời điểm rất tốt để quan sát Perseids nếu thời tiết thuận lợi.

8. Đêm 16 - sáng 17/9 - Nguyệt thực nửa tối

12 hiện tượng thiên văn kỳ thú không thể bỏ lỡ trong năm 2016
Lần này chúng ta có thể dõi theo toàn bộ quá trình diễn ra nguyệt thực nửa tối.

Năm nay sẽ có hai lần nguyệt thực nửa tối và trong lần xuất hiện thứ 2 này, phần lớn Mặt trăng sẽ bị Trái đất che khuất - chuyển thành trăng máu.

Lần này chúng ta vẫn có thể dõi theo toàn bộ quá trình này. Theo dự kiến, nguyệt thực nửa tối sẽ bắt đầu vào khoảng 23h50 ngày 16/9 - và kết thúc vào 3h53 sáng 17/9.

9. Ngày 7/10 - Mưa sao băng Draconids

Mưa sao băng Draconids là hiện tượng thiên văn đầu tiên xuất hiện vào tháng 10. Đây là tàn dư của sao chổi 21P/Giacobini-Zinner khi nó đi ngang qua quỹ đạo Trái đất nhiều năm trước.

Đây là trận mưa sao băng khá nhỏ, với mật độ sao lúc cực điểm chỉ khoảng 10 vệt/h. Giới thiên văn học dự báo Draconids sẽ bắt đầu khá sớm - khoảng 7h tối ngày 7/10.

10. Đêm 21 - 22/10 - Mưa sao băng Orionids

Nếu mưa sao băng nhỏ bé Draconids chưa đủ để thỏa mãn những người yêu thích thiên văn thì đến đêm 21 -22/10, chúng ta sẽ có cơ hội quan sát một trận mưa sao băng lớn hơn - Orionids.

12 hiện tượng thiên văn kỳ thú không thể bỏ lỡ trong năm 2016
Trận mưa sao băng này được quan sát lần đầu tiên vào thế kỷ 19.

Thực chất, Orionids đã bắt đầu "rơi" từ những ngày đầu tháng, nhưng quãng thời gian nói trên mới là thời điểm đạt đỉnh.

Trận mưa sao băng này được quan sát lần đầu tiên vào thế kỷ 19. Vào thời điểm đó, đây là một trong những trận mưa sao băng lớn nhất. Tuy nhiên qua thời gian, các thiên thạch làm nên hiện tượng này giảm dần, biến Orionids trở thành một trận mưa sao băng cỡ trung bình.

Nhưng dù sao đây cũng là một hiện tượng thiên văn đáng chú ý, với cực điểm lên tới 20 - 25 vệt/h.

11. Đêm 17 - 18/11 - Mưa sao băng Leonids

Theo các chuyên gia thiên văn học, mưa sao băng Leonids năm 2016 sẽ đạt đỉnh vào đêm 17 và 18/11. Cơn mưa này xuất phát từ chòm sao Sư Tử (Leo), cộng thêm các vệt sao băng thường tỏa ra thành chùm như bờm sư tử nên được gọi là Leonids.

Đây là mưa sao băng trung bình với mật độ khoảng 15-20 sao băng mỗi giờ vào cực điểm. Tuy vậy, lần này sự xuất hiện của Mặt trăng sẽ gây cản trở không nhỏ cho việc quan sát Leonids, vì trận mưa sẽ bắt đầu vào 0h sáng 17/11.

12. Đêm 13, 14/12 - Mưa sao băng Geminids

12 hiện tượng thiên văn kỳ thú không thể bỏ lỡ trong năm 2016
Đây là trận mưa sao băng lớn nhất trong năm 2016.

Và đây - trận mưa sao băng lớn nhất trong năm 2016 - Geminids với cực điểm lên tới 120 vệt sao/h sẽ diễn ra vào đêm 13 và 14/12. Đây là tàn tích của sao chổi 3200 Phaethon trên quỹ đạo của chúng ta.

Tuy nhiên năm 2016 Geminids sẽ "rơi" trùng với thời điểm trăng tròn nên hơi khó quan sát một chút.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Theo chuyên gia Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam, 2018 sẽ là một năm hấp dẫn với người yêu thích quan sát bầu trời, trong đó đặc biệt nhất là hai lần nguyệt thực toàn phần.

Đăng ngày: 02/08/2018
Khoảnh khắc thú vị Mặt trời nằm ngay đường chân trời Trái đất

Khoảnh khắc thú vị Mặt trời nằm ngay đường chân trời Trái đất

Đừng bỏ lỡ cơ hội chiêm ngưỡng khoảnh khắc hiếm gặp giữa Mặt trời và Trái đất này. Khoảnh khắc hiếm gặp khi mặt trời nằm gọn trên đường chân trời, tỏa sáng hoàn hảo, lung linh nhất.

Đăng ngày: 22/07/2018
Kỳ thú cụm sao hình cầu mới trong thiên hà Milky Way

Kỳ thú cụm sao hình cầu mới trong thiên hà Milky Way

Tiến sĩ Denilso Camargo của Colégio Militar de Porto Alegre, Brazil phát hiện năm cụm sao cầu mới trong thiên hà Milky Way, được xem là chứa hàng trăm nghìn hoặc có thể là một triệu ngôi sao.

Đăng ngày: 22/07/2018
Vì sao nhìn sao Hỏa như đang chuyển động lùi?

Vì sao nhìn sao Hỏa như đang chuyển động lùi?

Trong năm 2018 này, chuyển động nghịch của sao Hỏa bắt đầu vào ngày 28/6 và theo hướng Tây sang Đông trên bầu trời mà chúng ta nhìn thấy.

Đăng ngày: 21/07/2018
MIT chế tạo súng bắn tơ để di chuyển trong không gian phi trọng lực

MIT chế tạo súng bắn tơ để di chuyển trong không gian phi trọng lực

Các nhà du hành vũ trụ sẽ sử dụng một súng bắn tơ lấy cảm hứng từ loài nhện để kéo cơ thể từ điểm này sang điểm khác

Đăng ngày: 21/07/2018
Kỳ bí loạt ngọn núi mới trên sao Diêm Vương được xác định

Kỳ bí loạt ngọn núi mới trên sao Diêm Vương được xác định

Ngày 12/7/2018, tàu vũ trụ New Horizon có dịp khám sát qua bề mặt sao Diêm vương và công bố nhiều thông tin thú vị mới.

Đăng ngày: 21/07/2018
Tìm thấy 2 hành tinh

Tìm thấy 2 hành tinh "song sinh" khác Hệ Mặt trời

Nhóm nghiên cứu của Đại học Hawaii và Đại học Arizona (Mỹ) đã sửng sốt khi quan sát được một hành tinh mới mang tên 2MASS 0249 c quay quanh một cặp sao lùn đỏ.

Đăng ngày: 21/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News