141 năm, chiếc máy chữ đầu tiên của loài người
Tep, tep, tep, tep, tep,… Ting! Ngày 23/6/1868, 141 năm trước, chiếc máy đánh chữ của Christopher Latham Sholes được cấp bằng sáng chế số 79,265.
Thực ra, đó không phải là máy chữ đầu tiên được nhận một bằng sáng chế. Nhưng đó là chiếc máy chữ đầu tiên được đưa vào sản xuất hàng loạt. Một bước tiến quan trọng trên con đường phát triển các phương tiện thông tin đại chúng, một dấu mốc đáng nhớ trên con đường đi lên của nên văn minh nhân loại.
Với sự trợ giúp của hai đối tác, Sholes đã hoàn thiện chiếc máy chữ của mình năm 1867. Sau khi nhận bằng sáng chế ngày 23/6/1868, Sholes nhượng quyền sản xuất cho Remington & Sons, công ty sản xuất súng nổi tiếng. Chiếc máy chữ thương mại đầu tiên hiệu Remington Model 1 ra đời năm 1873.
![]() |
Christopher Latham Sholes (Ảnh: Corbis) |
Ý tưởng được dựa trên nguyên tắc in chữ di động của Gutenberg, được coi là phát minh quan trọng nhất trong lịch sử các phương tiện thông tin đại chúng.
Nó có nhiều điểm đặc biệt như giấy được đặt vào một trục tròn cao su có dây mực, với lõi quấn dây đảo chiều dùng cho băng mực và tay kéo có thể chuyển động được. Kỹ thuật tổng quát của loại máy này hiện hữu cho đến thập niên 1990, khi kỹ thuật máy tính ra đời với các máy in càng ngày càng rẻ, và càng hoàn hảo .
Từ đó máy đánh chữ dần dần ít sử dụng, nhưng những chiếc máy đánh chữ, những âm thanh quen thân "Tep, tep, tep, tep, tep,… Ting!" như vẫn còn đọng lại trong tâm thức những con người thuộc một thời...
(Ảnh: sciencemuseum.org.uk)
Christopher Latham Sholes sinh ngày 14/02/1819, tại Pennsylvania. Ông đã học được nghề in khi theo phụ việc suốt 4 năm trời cho một tờ báo gần nơi ông ở, tuy nhiên sau đó ông cùng cha mẹ ông chuyển lên Wisconsin sinh sống. |

Những thiên tài thuận tay trái
Không ít cô cậu học trò phải khổ sở vì bị bố mẹ và cô giáo bắt tập viết tay phải. Thực ra, có nhiều danh nhân là người thuận tay trái, như hoàng đế Pháp Napoleon, nữ hoàng Victoria, Chủ tịch Cuba Fidel Castro...

Galilê - “ Cha đẻ của khoa học cận đại”
Galilê là nhà khoa học nổi tiếng thời Cổ đại, Ông là người đầu tiên dùng kính viễn vọng quan sát các thiên thể, chứng minh và phát triển thuyết mặt trời là trung tâm vũ trụ của Côpecnich. Suốt đời ông theo đuổi chân lý, hiến th&a

Những thiên tài tự học "đỉnh" nhất mọi thời đại
Họ đều có điểm chung là không có điều kiện để được học hành đầy đủ nhưng bằng chính sự đam mê, ham học hỏi đã giúp họ thành công và nổi danh.

Cuộc sống lập dị của 11 thiên tài thế giới
Các thiên tài thường có tính cách rất quái dị. Một vài người trong số họ có những thói quen lập dị như sơn móng tay màu hồng, sống phiêu bạt, không ăn đậu,... để tìm kiếm tri thức và theo đuổi những ý tưởng vĩ đại.

Êđixơn - cậu học sinh dốt nát và tâm thần!?
"Vì sao gà mái có thể ấp ra gà con được? Ta có thể ấp ra gà con được không?"... Ồ kìa! Êđixơn đang nằm sấp trên đống rơm ấp gà con. Mọi người biết chuyện đều cười rũ rượi, và coi cậu là một đứa trẻ ngốc nghếch!

Leonardo da Vinci: Nhà khoa học giải phẫu
Leonardo da Vinci nổi danh với những bức họa độc đáo và vô giá trên thế giới. Tuy nhiên, ông còn được biết đến qua những bức vẽ giải phẫu học tỉ mỉ, hiếm hoi và vô cùng chính xác ở thời kỳ đó.
