17/4, siêu mặt trăng sẽ xuất hiện lần 2
Viện Khoa học Trung ương Trung Quốc mới ra thông báo cho biết vào ngày 17/4 tới, Mặt trăng và Trái đất sẽ lại gần nhau một lần nữa, và “siêu Mặt trăng” sẽ xuất hiện.
>> "Siêu mặt trăng" trên khắp thế giới
Đây là lần thứ hai siêu mặt trăng xuất hiện trong năm 2011. Lần này, khoảng cách giữa Mặt trăng và Trái đất vào khoảng 358.090 km, xa hơn so với “siêu Mặt trăng” hôm 19/3/2011 chỉ 1.513km. Mặt khác, ngày 17/4 lại đúng ngày rằm nên độ sáng của mặt trăng sẽ tương đối lớn, tăng khoảng 20% so với bình thường.
Một trang web về vũ trụ nổi tiếng là Life's Little Mysteries còn dẫn lời một nhà chiêm tinh học hàng đầu thế giới cho biết hiện tượng “siêu mặt trăng” vào ngày 17/4 có thể gây ra động đất, núi lửa.
Các chuyên gia khẳng định, "siêu mặt trăng" chỉ làm thủy triều thay đổi. (Ảnh: Sina)
Tuy nhiên, các chuyên gia của Trung tâm Nghiên cứu sóng thiên văn quốc tế và nhà thiên văn học người Australia David Reneke đều phủ nhận điều này. Họ cho rằng hiện tượng siêu mặt trăng chỉ khiến hiện tượng thủy triều rút sâu và dâng cao hơn, chứ không có gì quá bất thường xảy ra khi mặt trăng ở điểm gần trái đất nhất.
Trước đó, thế giới đã từng chứng kiến những lần xuất hiện “siêu mặt trăng” vào năm 1955, 1974, 1992 và 2005, với hiện tượng thời tiết khắc nghiệt xảy ra thường xuyên hơn.
Hiện tượng “siêu Mặt trăng” hôm 19/3 vừa qua, chỉ cách có 8 ngày sau trận động đất sóng thần kinh hoàng tại Nhật Bản, nên có nhiều lời đồn đoán hiện tượng “siêu mặt trăng” có thể là dấu hiệu tiếp theo cảnh báo động đất, núi lửa. Tuy nhiên, không hề có điều gì bất thường xảy ra như đồn đoán.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người
Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống
Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?
Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ
Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.

Vụ nổ Big Bang là gì?
Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".
