2 cách uống trà có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư bạn cần tránh
Uống trà sai cách chẳng những gây hại cho sức khỏe mà còn dẫn đến nhiều hệ lụy khôn lường khiến cơ thể dần bị bào mòn theo thời gian.
Uống trà từ lâu đã được coi là một thú vui tao nhã. Ngoài ra, theo một nghiên cứu sức khỏe với gần 500.000 người của Viện Y tế Quốc gia, so với những người không uống trà, người uống 2 - 3 tách trà mỗi ngày có thể giảm bớt 13% nguy cơ tử vong. Vì vậy, việc uống trà đúng cách thực tế có tác dụng bảo vệ sức khỏe không hề nhỏ.
Tuy nhiên, có 2 cách uống trà lại vô tình gây tổn hại sức khỏe nghiêm trọng, thậm chí còn gián tiếp dẫn đến ung thư mà bạn cần sửa ngay nếu mắc phải.
Uống trà quá nóng có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư, điển hình là ung thư thực quản.
1. Uống trà quá nóng (trên 65 độ)
Nhiều người rất thích uống trà khi trà đang còn nóng nhưng đây là thời điểm không hề tốt cho cổ họng của bạn chút nào. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) từng chỉ định những loại đồ uống nóng có nhiệt độ trên 65 độ C xếp vào nhóm chất gây ung thư 2A. Việc uống thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư, điển hình là ung thư thực quản.
Trong điều kiện bình thường, nhiệt độ chịu đựng của niêm mạc chỉ rơi vào 40 - 50 độ C. Nếu nhiệt độ vượt quá mốc quy định này rất dễ gây tổn thương niêm mạc thực quản, lâu ngày còn gây ung thư thực quản.
Do đó, bạn cần chú ý không uống trà khi nhiệt còn quá nóng. Hãy cố gắng đợi trà nguội tới khoảng 40 độ C rồi uống. Tương tự như vậy, bạn cũng không nên ăn đồ quá nóng mà nên duy trì mức nhiệt dưới 65 độ C. Ăn hay uống quá nóng đều có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư thực quản.
2. Uống trà quá đặc
So với trà thông thường, trà đặc rất giàu các chất như theophylline và polyphenol, tuy là chất dinh dưỡng nhưng sẽ mang đến sự kích ứng nhất định cho đường tiêu hóa… và cực kỳ có hại cho người mắc bệnh đường tiêu hóa. Uống trà đặc thường xuyên không chỉ gây hại cho người bệnh mà còn dẫn đến cảm giác buồn nôn và nôn.
Nếu bạn uống trà đặc trong thời gian dài, đường tiêu hóa bị kích ứng sẽ dẫn đến ung thư dạ dày, ung thư đường ruột và các bệnh ung thư đường tiêu hóa khác dưới sự kích thích lâu dài.
Ngoài ra, trà đặc chứa nhiều caffein và các chất sảng khoái khác, có thể gây hưng phấn thần kinh giao cảm, tăng nhịp tim, hoàn toàn không có lợi cho bệnh nhân cao huyết áp và bệnh tim, đồng thời còn có thể làm bệnh nặng thêm.

Những lợi ích sức khỏe ít người biết của quả mãng cầu
Tất cả các bộ phận của cây mãng cầu xiêm đều có công dụng chữa bệnh: quả được ăn tươi hoặc làm mứt, trong khi lá, vỏ thân, rễ, hạt.. được sử dụng rộng rãi trong các loại thuốc sắc của y học cổ truyền.

11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông
Trong một bài viết trên trang The Conversation, các chuyên gia đã chỉ ra 8 mẹo nhỏ giúp bạn thức dậy dễ dàng và thoải mái hơn trong mùa đông.

Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng
Nước muối sinh lý ngày càng trở nên thân thuộc hơn với con người. Đặc biệt khi môi trường ngày càng ô nhiễm dẫn tới căn bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng ngày càng hoành hành thì tác dụng của nước muối sinh lý lại trở nên hữu hiệu.

Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống
Mì tôm sống thơm thơm, giòn giòn lại rẻ tiền, không phải mất công nấu nướng chế biến là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn học sinh sinh viên.
Tập luyện ở độ tuổi 70 - có nên không?
Câu hỏi tuần này: Có người khuyên tôi nên luyện tập thể dục nhiều hơn nhưng tôi đang lo sẽ có một số ảnh hưởng không tốt lắm vì năm nay tôi đã ở tuổi 73 rồi.

Một kiểu "dậy sớm" có hại không kém thức khuya, có nguy cơ đột tử
Ai cũng hiểu chân lý "ngủ sớm, dậy sớm tốt cho sức khỏe", nhưng nếu cứ mù quáng chạy theo việc dậy sớm mà không xem xét tình trạng cụ thể của cơ thể thì rất có thể bạn sẽ phải rước hậu quả trầm trọng.
