2010: Nga phóng tên lửa vũ trụ nhiều nhất thế giới
Năm 2010, Nga vẫn giữ được vị trí hàng đầu thế giới về số lượng các tên lửa vũ trụ chuyên chở, thực hiện 31 lần phóng, so với 15 lần của Mỹ và Trung Quốc.
Tên lửa Proton của Nga. Ảnh: Internet.
Tính trên toàn thế giới, các nước đã phóng lên khoảng không gian vũ trụ 74 lần, trong số đó có 4 lần thất bại, các tên lửa chuyên chở, mang các thiết bị thăm dò với nhiều mục đích khác nhau. Nga là nước đứng đầu với 31 lần phóng, Mỹ và Trung Quốc, mỗi nước 15 lần, Cục Vũ trụ Châu Âu (ESA) 6 lần, Ấn Độ 3 lần, Nhật Bản 2 lần, Hàn Quốc và Israel 1 lần.
Các loại tên lửa Proton (phóng 12 lần), Rokot (2 lần), Kosmos 3M (1 lần), chỉ do một xí nghiệp sản xuất. Có nghĩa là riêng xí nghiệp này đã phóng số tên lửa bằng tổng số tên lửa đã phóng của cả Mỹ và Trung Quốc, và nhiều hơn tất cả các nước còn lại khác cộng lại.
Trong số 12 lần phóng tên lửa Proton, 8 lần là phóng thuê cho các khách hàng những thiết bị phục vụ mục đích hoà bình (nghiên cứu khoa học, thăm dò tài nguyên và mục đích dân sinh). Đó là một điều rất có ý nghĩa.
Kẻ cạnh tranh chính của Nga trên thị trường phóng thuê các thiết bị lên vũ trụ là Công ty Arianespace năm 2010 chỉ phóng được có 6 vệ tinh. Ngoài ra, trong 29 tháng qua, “Proton” đã được phóng 29 lần. Đây cũng là điều độc đáo.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.
