24 vệ tinh nặng 3,7 tấn "nhồi nhét" bên trong tên lửa SpaceX

Các kỹ sư hoàn tất việc sắp xếp 24 vệ tinh cho lần phóng thứ ba đầy thách thức của tên lửa Falcon Heavy.

SpaceX đang chuẩn bị cho lần phóng chở số lượng hàng hóa lớn nhất của tên lửa Falcon Heavy, dự kiến diễn ra tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy, bang Florida, Mỹ, ngày 24/6. Tên lửa sẽ đưa 24 vệ tinh cho chương trình Space Test Program-2 (STP-2) của Không quân Mỹ lên quỹ đạo.

Trung tâm Hệ thống Tên lửa và Vũ trụ không quân, cơ quan phụ trách chương trình STP-2, đăng lên mạng xã hội hình ảnh 24 vệ tinh bên trong khoang chở hàng của Falcon Heavy. "Khối hàng nặng 3.700kg cho STP-2 đã được sắp xếp xong. Hãy quan sát trước khi tên lửa Falcon Heavy phóng lần đầu tiên cho Bộ Quốc phòng", trung tâm này thông báo.


Các vệ tinh được đặt bên trong tên lửa Falcon Heavy. (Ảnh: Space).

Đây sẽ là lần thứ ba SpaceX phóng Falcon Heavy, tên lửa mạnh nhất thế giới, nhưng là lần đầu tiên mang nhiều vệ tinh cùng lúc. Lần phóng đầu tiên là một thử nghiệm diễn ra tháng 2/2018 nhằm đưa xe điện Tesla và người nộm Starman bay vào không gian. Tháng 4 năm nay, Falcon Heavy tiếp tục đưa Arabsat-6A, vệ tinh lớn nặng 6.460kg lên quỹ đạo. Hai ống phóng của tầng tên lửa thứ nhất lần đó sẽ được tái sử dụng cho nhiệm vụ STP-2 sắp tới.

Loạt vệ tinh STP-2 được chế tạo bởi NASA, quân đội, Cục Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ, các nhóm sinh viên từ nhiều trường đại học. Trong số này có một vệ tinh dạng đồng hồ nguyên tử của NASA và vệ tinh để thử nghiệm chất đốt mới cho tàu vũ trụ.

"Đây sẽ là một trong những lần phóng thách thức nhất lịch sử SpaceX với việc đốt cháy 4 động cơ tầng trên riêng rẽ, ba quỹ đạo triển khai tách biệt và tổng thời gian nhiệm vụ hơn 6 tiếng", SpaceX cho biết. Khả năng chở đồng thời nhiều vệ tinh và sử dụng ống phóng tên lửa đẩy cũ là những dấu mốc quan trọng trong nhiệm vụ này.

SpaceX thường xuyên tái sử dụng các ống phóng tầng đầu tiên của tên lửa Falcon 9 và Dragon, tàu chở hàng dùng để đưa hàng hóa của NASA lên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS). Hãng này tiếp tục phát triển công nghệ tái sử dụng tên lửa để giảm chi phí du hành vũ trụ.

Trước đây, SpaceX cũng từng phóng cùng lúc rất nhiều vệ tinh bằng tên lửa Falcon 9. Tên lửa này từng đưa 64 vệ tinh nhỏ tháng 12/2018 và 60 vệ tinh Internet lên quỹ đạo tháng 5 năm nay.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 08/05/2025
Phát hiện thêm

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người

Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Đăng ngày: 08/05/2025
Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Đăng ngày: 07/05/2025
Hành tinh

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống

Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Đăng ngày: 07/05/2025
Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?

Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?

Con người thường thấy Mặt Trời màu vàng nhưng thực chất, ngôi sao này phát ra ánh sáng mạnh nhất màu xanh.

Đăng ngày: 04/05/2025
Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.

Đăng ngày: 03/05/2025
Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.

Đăng ngày: 01/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News