SpaceX hoãn phóng vệ tinh bằng tên lửa mạnh nhất thế giới
Gió đứt ở tầng khí quyển trên cao khiến SpaceX phải dời lịch phóng vệ tinh Arabsat-6A đến 5h35 sáng ngày 12/4 (giờ Hà Nội).
Theo kế hoạch, tên lửa mạnh nhất thế giới Falcon Heavy sẽ rời bệ phóng từ Trung tâm Vũ trụ Kennedy, bang Florida, Mỹ, để đưa vệ tinh thông tin Arabsat-6A của công ty Arabsat lên quỹ đạo thấp của Trái Đất trong sáng nay.
Tên lửa Falcon Heavy được đặt trên bệ phóng, sẵn sàng khởi hành. (Ảnh: SpaceX).
Tuy nhiên, sự kiện bị lùi lại do điều kiện gió bất lợi ở tầng khí quyển trên cao. Dự báo cho thấy 90% thời tiết sáng mai sẽ thuận lợi, theo Đội thời tiết 45 tại Căn cứ Không quân Cape Canaveral.
"Hiện tượng gió đứt ở tầng khí quyển trên cao rất mạnh. Chúng tôi sẽ phải hoãn vụ phóng nếu thời tiết không tốt lên", Elon Musk, CEO của SpaceX, thông báo gần một tiếng trước khi hãng này chính thức tuyên bố dời lịch.
Đưa vệ tinh Arabsat-6A lên quỹ đạo là nhiệm vụ thương mại đầu tiên của tên lửa mạnh nhất thế giới. Đây sẽ là lần thứ hai tên lửa này rời bệ phóng. Lần đầu là trong cuộc thử nghiệm diễn ra tháng 2/2018 nhằm đưa một chiếc xe điện Tesla bay vào không gian.
Trong thử nghiệm đó, hai tên lửa đẩy gắn hai bên thân chính của Falcon Heavy đã quay lại Trái Đất, hạ cánh xuống Căn cứ Không quân Cape Canaveral. SpaceX hy vọng lặp lại thành công này trong lần phóng tới, thậm chí tiến xa hơn nếu tên lửa đẩy ở trung tâm cũng đáp xuống một tàu tự động ở Đại Tây Dương. Trong thử nghiệm năm 2018, tên lửa đẩy trung tâm hạ cánh thất bại.
Ban đầu, SpaceX dự định phóng vệ tinh Arabsat-6A bằng tên lửa Falcon Heavy cuối năm 2018, sau đó phải lùi sang năm 2019. SpaceX cũng lên kế hoạch sử dụng siêu tên lửa này để phóng 25 vệ tinh cho quân đội Mỹ.

Chòm sao Thiên Nga (Cygnus)
Trong dải Ngân hà có một chòm sao trông tựa như một con ngỗng trời đang vươn thẳng cảnh bay. Đó là chòm sao Thiên nga. Chòm sao này cùng với chòm sao Thiên ưng và Thiên cầm hai bên bờ Ng&acir

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết
Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?
Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ
Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!
Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời
Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.
