Những con số biết nói sau vụ phóng tên lửa Falcon Heavy thành công
Sự kiện phóng thành công tên lửa mạnh nhất thế giới Falcon Heavy của SpaceX đã đem tới nhiều cảm xúc và niềm tin mạnh mẽ mọi người về tương lai của ngành công nghiệp vũ trụ. Xung quanh sự kiện này là những con số ấn tượng.
Hôm thứ 3 (6/2), cả thế giới đã chứng kiến màn phóng tên lửa mạnh nhất thế giới Falcon Heavy của SpaceX thành công rực rỡ. Kỳ tích này chắc chắn sẽ mở ra một chương mới cho ngành công nghiệp vũ trụ khi một công ty tư nhân đã đủ năng lực phóng thành công tên lửa đẩy và tàu vũ trụ thám hiểm.
Công nghệ của SpaceX có chi phí rẻ hơn nhờ khả năng tái sử dụng các tầng tên lửa.
Đặc biệt, công nghệ của SpaceX có chi phí rẻ hơn nhờ khả năng tái sử dụng các tầng tên lửa và hơn hết, khả năng vận chuyển hàng hóa của Falcon Heavy gần như đang lớn nhất hiện nay. Trong tương lai không xa, Elon Musk dự kiến sẽ không chỉ phóng lên các con tàu chở hàng mà còn đưa con người tiếp cận các hành tinh trong hệ Mặt trời nhờ Big Falcon Rocket (BFR), một tàu vũ trụ khổng lồ sử dụng tới 31 động cơ đẩy so với 27 động cơ của tên lửa Falcon Heavy hiện nay.
Trở lại với sự kiện phóng thành công tên lửa mạnh nhất thế giới, hãy cùng trang Livescience điểm qua những con số biết nói xoay quanh vụ phóng để thêm hiểu về sự kiện đầy ý nghĩa này của ngành công nghiệp vũ trụ.
Theo Musk, Falcon Heavy mạnh gấp 2 lần so với bất kỳ loại tên lửa nào hiện nay.
Trước đó tên lửa Saturn V của NASA là tên lửa mạnh nhất thế giới với lực đẩy lên tới 7,5 triệu lbs. Đây cũng là tên lửa đẩy từng đưa tàu Apollo 11 lên Mặt trăng nhưng đã dừng hoạt động từ những năm 70 của thế kỷ trước.
Theo Musk, Falcon Heavy mạnh gấp 2 lần so với bất kỳ loại tên lửa nào hiện nay. Lời tuyên bố này của tỷ phú Musk như một minh chứng rõ ràng về việc SpaceX đủ khả năng cạnh tranh với Boeing và các hãng hàng không khác trong cuộc đua không gian.
- 70 mét: Chiều cao của tên lửa Falcon Heavy.
Sáu trong số tên lửa Falcon 9 đã được tái sử dụng lại cho nhiều lần phóng thử sau đó của SpaceX.
- 63.800kg: là trọng lượng chuyên chở Falcon Heavy tính theo kg. Con số này tương đương với 63,8 tấn hàng hóa. Mức trọng lượng này nặng gấp 2 lần so với các đối thủ cạnh tranh như Delta IV Heavy Booster của United Launch Alliance (ULA).
- 3: Số lần hạ cánh của các tầng tên lửa đẩy. Đầu tiên là tầng đẩy ở hai bên của tên lửa Falcon Heavy tách khỏi thân chính và rơi xuống Trạm Không quân Cape Canaveral. Tiếp theo là phần thân chính sẽ tiếp tục đẩy tên lửa lên cao cho tới khi hết nhiên liệu và rơi xuống chiếc xà lan không người lái Of Course I Still Love You của SpaceX nằm trên biển Đại Tây Dương.
Mỗi tên lửa đẩy đều được trang bị các chân tiếp xúc giúp việc hạ cánh xuống an toàn hơn.
- 21: Số lần tên lửa đẩy Falcon 9 của SpaceX hạ cánh trở lại Trái Đất tại các khu đáp riêng biệt hoặc xà lan không người lái ngoài biển. Sáu trong số tên lửa Falcon 9 đã được tái sử dụng lại cho nhiều lần phóng thử sau đó của SpaceX.
Hình nộm giả mặc bộ đồ phi hành gia ngồi bên trong chiếc xe Tesla Roadster.
- 6: Tổng số các quận trung tâm tại Florida có thể nghe thấy tiếng nổ lớn khi tầng đẩy đầu tiên hạ cánh xuống Trạm Không quân Cape Canaveral.
- 1: Một hình nộm giả mặc bộ đồ phi hành gia sẽ ngồi bên trong chiếc xe Tesla Roadster chu du trên hành trình hướng tới Sao Hỏa. Elon Musk cũng khẳng định, 3 camera trên ôtô sẽ cho phép mọi người ở Trái Đất có thể quan sát hành trình di chuyển của xe.
Chiếc xe có thể sẽ trôi nổi hàng triệu năm trong vũ trụ theo quỹ đạo hình elip quanh Mặt Trời, băng qua khoảng không giữa Trái Đất và sao Hỏa. Elon Musk tin rằng, người ngoài hành tinh có thể tìm thấy nó trong tương lai.