240 con muỗi bị nén chặt trong ống xy lanh vẫn không chết, chờ ngày phát tán sự huỷ diệt cho giống loài

Tất cả là vì mục đích giảm thiểu các ca tử vong do dịch bệnh từ muỗi.

Bằng máu, mồ hôi và hàng chục vết đốt, chàng nhiếp ảnh gia cuối cùng cũng chụp được những bức ảnh hoàn hảo về loài muỗi

Không phải cá mập, chẳng phải hổ, sói, sư tử, mà chính muỗi mới là loài động vật nguy hiểm nhất hành tinh đối với con người. Mỗi năm, hàng triệu người chết vì bệnh do muỗi lây lan. May mắn thay, các nhà khoa học vừa có một kế hoạch mới nhằm giảm thiểu lượng muỗi, nhưng họ cần gửi hàng trăm ngàn con muỗi đến nhiều vùng trên thế giới.

Có thể bạn nghĩ rằng cần một phương tiện vận chuyển chuyên dụng và to lớn để chứa lượng muỗi khổng lồ, nhưng không, các nhà khoa học chuyển hàng chục, thậm chí hàng trăm ngàn con muỗi chỉ như gửi thư. Hoá ra, loài muỗi có thể sống sót trong một môi trường cực kỳ chật hẹp, thậm chí nếu vận chuyển trên đoạn đường dài, chúng còn sống tốt trong không gian chật kín hơn là rộng rãi do được hạn chế va chạm.

Thế thì chật cỡ nào? Theo nghiên cứu mới được đăng tải trên tờ Tạp chí Khoa học Côn trùng, con số rất đáng kinh ngạc, 240 con có thể sống khoẻ trong không gian chỉ 1cm khối. Nghĩa là một muỗng cafe sẽ chứa được 1200 con và ống xy lanh 10ml có thể chứa 2500 con muỗi. Để dễ hình dung hơn thì hãy nghĩ đến ly nhỏ để uống rượu, chiếc ly này có thể chứa đến 7200 con muỗi.

Nghiên cứu này được thực hiện bởi Trường đại học Mexico nhằm tìm cách thức tốt nhất để vận chuyển muỗi. Họ thử nghiệm trong nhiều điều kiện, cả trong phòng thí nghiệm và di chuyển thực tế bằng cách gửi thư tín qua đêm.

Năm 1950, các nhà khoa học tìm ra một cách hiệu quả để giảm thiểu lượng côn trùng nguy hiểm mà không cần phun chất hoá học, đó chính triệt đường sinh sản của chúng. Cơ bản, bạn sẽ cần một lượng rất lớn cá thể côn trùng đực, rồi sau đó triệt sản mà không làm tổn hại đến chúng. Sau đó, bạn sẽ thả những cá thể này ra tự nhiên cho chúng giao phối. Qua thời gian, các cá thể vô sinh sẽ cạnh tranh giao phối với cá thể đực thường, giảm tỷ lệ sinh sản.

Loài côn trùng đầu tiên được thử nghiệm theo cách này chính là ruồi đinh vít (screwworm fly) và đạt được thành công lớn. Kể từ đó, kỹ thuật này được áp dụng để giảm đáng kể lượng côn trùng có hại. Và giờ đây, các nhà nghiên cứu muốn thử nghiệm trên loài nguy hiểm nhất thế giới, chính là muỗi.


Một cá thể muỗi đực.

Nhưng theo nhà nghiên cứu Immo Hansen, sử dụng kỹ thuật này trên muỗi sẽ gặp khá nhiều khó khăn, vì muỗi đực rất ít di chuyển. “Trong cả vòng đời, chúng chỉ bay 100, 200m, không hơn", Hansen cho biết. Do đó, chúng ta cần phải đưa muỗi đến tận nơi chứ không trông chờ chúng tự bay đi được và đó là lý do mà các nhà nghiên cứu tìm cách vận chuyển an toàn số lượng muỗi nhiều nhất có thể. Ngoài phát hiện muỗi có thể sống tốt trong môi trường chật hẹp, các nhà nghiên cứu còn nhận ra nhiệt độ lý tưởng để chúng ít hoạt động nhất chính là 14°C.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Đăng ngày: 02/04/2025
Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc

Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Đăng ngày: 31/03/2025
Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Đăng ngày: 28/03/2025
Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Đăng ngày: 26/03/2025
Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.

Đăng ngày: 26/03/2025
Các loài muỗi

Các loài muỗi "kinh dị" không thèm hút máu người

Muỗi tuyết, muỗi nước, muỗi vằn Midge... là những loài muỗi không hút máu người nhưng rất hay bị con người "tàn sát".

Đăng ngày: 21/03/2025
Các loài côn trùng

Các loài côn trùng "ăn xác chết" khiến bạn dựng tóc gáy

Những sinh vật nhỏ bé ruồi bọ cạp, giòi đuôi chuột... này có sở thích kỳ lạ - "dọn dẹp" tử thi.

Đăng ngày: 19/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News