250 "kẻ xâm lược "từ thiên hà khác đang bay qua gần Trái đất

Một dòng suối không gian hùng vĩ chứa 250 ngôi sao không thuộc thiên hà chứa Trái đất đang chảy ngay trong khu vực lân cận Hệ Mặt trời.

Nhóm nghiên cứu đứng đầu bởi tiến sĩ Lina Necib từ Viện Vật lý lý thuyết Walter Burke thuộc Viện Công nghệ California (Caltech – Mỹ) đã phân tích các ngôi sao xâm lược bí ẩn và phát hiện ra rằng chúng không hề cố ý hiện diện. Chúng là một "nạn nhân" của Milky Way – thiên hà chứa Trái đất – trong những năm tháng nó còn là một "quái vật vũ trụ".

Là một thiên hà thuộc hàng vĩ đại trong vũ trụ, Milky Way từng có cuộc đụng độ và "ăn thịt" nhiều thiên hà bé nhỏ hơn. Nhiều ngôi sao và hành tinh vẫn sống sót sau các vụ chạm trán và trở thành kẻ lang thang trong thiên hà mới. Tuy nhiên, thành phần và sự chuyển động của chúng vẫn khác biệt hoàn toàn so với các loại sao do Milky Way sinh ra, bởi mỗi thiên hà cung cấp vật chất khác nhau cho các ngôi sao và hành tinh của mình.


Ảnh mô tả phần đĩa sáng của Milky Way bị khuấy động bởi các dòng suối sao.

Ngoài ra, một số ngôi sao sẽ được sinh ra trong quá trình các thiên hà hợp nhất, mang đặc tính của cả thiên hà Milky Way lẫn "thiên hà ảo" đã bị nó nuốt chửng.

Bằng một phương pháp theo dõi chuyển động, các nhà khoa học Caltech đã phân loại được 2 nhóm sao kể trên với các ngôi sao do Milky Way tự sinh ra, sau đó tạo nên các mô hình sinh học sâu, để tìm hiểu về chúng.

Đa số các ngôi sao trong dòng chảy thiên thể vĩ đại vừa được phát hiện thuộc về "xúc xích Gaia", phần còn lại của một thiên hà lùn đã bị thiên hà chứa Trái đất nuốt khoảng 6-10 tỉ năm trước. Lý do của cái tên có phần buồn cười của nhóm sao đó là chúng có quỹ đạo hình… xúc xích. Ngoài ra, một số sao lớn khác thuộc nhóm Helmi Stream, cũng là phần còn lại của một thiên hà lùn khác.

Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Nature Astronomy còn cho biết ngoài việc quay cùng với đĩa Milky Way, 250 ngôi sao nay còn "xuôi dòng" về phía trung tâm thiên hà. Hiện tại, chúng đang chảy ngay vùng lân cận của Hệ Mặt trời, nơi Trái đất của chúng ta trú ngụ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Đường thay đổi ngày quốc tế

Đường thay đổi ngày quốc tế

Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Đăng ngày: 31/03/2025
Bản đồ trái đất và các hành tinh

Bản đồ trái đất và các hành tinh

Nếu bạn là người bắt đầu yêu thích môn thiên văn học thì việc nhận dạng vị trí, tên gọi, thông tin về các hành tinh trong vũ trụ không phải là điều dễ dàng.  Với Home Planet, bạn có thể dễ dàng biết được tất cả các th&ocirc

Đăng ngày: 30/03/2025
Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu

Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu

Tên đăng ký phải sử dụng từ 4 đến 16 ký tự La tinh và chưa từng được đặt cho bất cứ thiên thể nào khác.

Đăng ngày: 29/03/2025
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 28/03/2025
10 câu đố vui về vũ trụ

10 câu đố vui về vũ trụ

Khoa học ngày nay tiến nhanh đến mức đôi khi bạn khó lòng nhận ra đâu là sự thực, đâu là giả tưởng. 10 tuyên bố sau đây bấp bênh giữa hai trạng thái này. Với mỗi câu, bạn hãy phân biệt thực tế - viễn tưởng, và tì

Đăng ngày: 25/03/2025
Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Đăng ngày: 22/03/2025
Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Đăng ngày: 22/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News