3 giả thuyết lớn nhất về "cái chết" của vũ trụ
Lý do về việc kết thúc của vũ trụ là một chủ đề chứa đựng nhiều bí ẩn chưa có lời giải đáp cuối cùng. Với lý thuyết thiên văn hiện có, các nhà khoa học đưa ra ba ý tưởng lớn nhất về sự diệt vong.
Dưới đây là những lý thuyết về sự diệt vong của vũ trụ:
1. Vụ rách lớn (Big rip)
Người ta cho rằng vũ trụ đang giãn nở theo tất cả các hướng. Sự mở rộng này xảy ra bất chấp trọng lực vẫn cố gắng giữ chúng lại. Điều này chứng tỏ có một lực khác hoạt động ngoài vũ trụ hút với năng lượng rất mạnh.
Các nhà khoa học gọi đó là năng lượng tối, là năng lượng vô hình, vẫn liên tục phát triển và đẩy mọi thứ trong vũ trụ ra xa nhau.
Khi năng lượng tối phát triển đủ nhanh và mạnh, nó sẽ xé nát các cấu trúc thiên hà đầu tiên, sau đó là các hố đen, hành tinh và ngôi sao.
Đặc biệt, khi vũ trụ giãn nở cực nhanh với tốc độ ánh sáng, năng lượng tối trở nên mạnh mẽ hơn rất nhiều lần lực hấp dẫn giữa các hạt nguyên tử thành một khối chặt chẽ. Cấu trúc nguyên tử bị phá vỡ biến thành vô vàn hạt nhỏ.
Khi đó, toàn bộ vũ trụ sẽ trở thành một khoảng trống, hàng tỉ hạt đơn lẻ, trôi dạt vô định trong không gian vô tận.
2. Vụ co lớn
Đây là kịch bản tồi tệ nhất xảy ra với vũ trụ của chúng ta. Giả thuyết đưa ra rằng nếu như lý thuyết về năng lượng tối là sai, thì trọng lực sẽ trở thành lực mạnh nhất trong vũ trụ.
Nếu điều đó xảy ra, sau hàng nghìn tỷ năm, vũ trụ sẽ bắt đầu co lại. Các thiên hà sẽ đâm vào nhau và hợp nhất vũ trụ thành một khối. Vũ trụ chính thức sụp đổ trên chính bản thân nó.
3. Cái chết nhiệt
Việc mở rộng sẽ kéo dài đến khi tất cả mọi thứ được trải đều trong vũ trụ, sẽ làm đối tượng có thể đạt được hay mất đi năng lượng. Những đám mây khí tạo thành các ngôi sao sẽ tiêu tan, lỗ đen sẽ bay hơi và cuối cùng thậm chí các hạt ánh sáng dịu xuống. Vũ trụ sẽ bị dập tắt mãi mãi.
Giả thuyết này hiện được chấp nhận rộng rãi nhất bên trong cộng đồng khoa học. Nhưng điểm mấu chốt là các nhà khoa học vẫn chưa biết chắc chắn cách thức vũ trụ sẽ "chết". Do đó, để có kết quả cuối cùng, cần nghiên cứu nhiều hơn về năng lượng tối và cách hoạt động của chúng.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Vụ nổ Big Bang là gì?
Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".
