3 nguy cơ "cực hiểm" các nhà du hành vũ trụ phải đối mặt

Thiên thạch đâm trúng ư? Xưa rồi! Những nguy cơ này mới thực sự nguy hại đến tính mạng mà đảm bảo bạn chưa từng nghe đến.

Cuộc sống của các nhà du hành vũ trụ trong không gian vô cùng khó khăn, thậm chí vất vả hơn những điều ta thường thấy trên màn ảnh.

Vài ngày trước, các nhà khoa học đã chính thức lên tiếng xác nhận việc đã khám phá ra sóng hấp dẫn – một loại sóng đặc biệt có thể bẻ cong không gian.

Điều này đồng nghĩa với việc con người có thể tìm ra những phương pháp rút ngắn được khoảng cách phải di chuyển trong không gian, do đó việc chinh phục vũ trụ sẽ trở nên dễ như ăn kẹo.

Giả sử như chinh phục vũ trụ có thể được hiện thực hóa thì việc thích nghi với cuộc sống trên không gian lại là một việc vô cùng khó khăn. Bài viết sau đây sẽ đưa ra một số vấn đề ít ai ngờ nhất trong khi sống ngoài không gian, và các giải pháp cho những vấn đề cũng "kỳ cục" không kém phần.

1. Nguy cơ chết người chỉ vì... cái mũi

Một chiếc bánh mỳ kẹp hay một miếng bít-tết thơm ngon nức mũi là một biện pháp hữu hiệu giúp xử lý nhanh những cơn đói. Tuy nhiên khi ở ngoài không gian, những mùi thơm đó có thể "xử lý" chính bạn.

3 nguy cơ cực hiểm các nhà du hành vũ trụ phải đối mặt
Môi trường trong không gian rất khác ở Trái đất, nên tác hại của những loại mùi này được nhân lên nhiều.

Không chỉ đồ ăn thức uống mà cả những vật dụng dùng trong sinh hoạt hàng ngày cũng tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho tính mạng của các phi hành gia.

Môi trường trong không gian rất khác ở Trái đất. Khi không có trọng lực và không có không khí, khí độc thoát ra khỏi các vật dụng và đồ ăn là chuyện rất dễ xảy ra.

Hơn nữa, tác hại của những mùi này được nhân lên rất nhiều lần trong vũ trụ, vì nó tác động rất nhanh vào hệ thần kinh.

3 nguy cơ cực hiểm các nhà du hành vũ trụ phải đối mặt
Đồ đạc của tất cả mọi phi hành gia muốn đem lên vũ trụ sẽ đều qua chiếc mũi kiểm duyệt của Aldrich.

May mắn thay, tại trụ sở của NASA có một nhân viên với vai trò rất đặc biệt: chuyên gia thẩm định mùi. Đó là ông George Aldrich, một người đàn ông đặc biệt với cái mũi có khả năng phân biệt nhiều loại mùi khác nhau và nhận biết mùi độc hại.

Đồ đạc của tất cả mọi phi hành gia muốn đem lên vũ trụ sẽ đều qua chiếc mũi kiểm duyệt của Aldrich. Nếu Aldrich ngửi thấy một loại mùi và khí độc ẩn chứa trong một vật dụng, ngay lập tức vật đó sẽ bị cấm đem lên máy bay để đảm bảo an toàn cho sức khỏe các phi hành gia.

2. Máu sẽ "chu du" khi phẫu thuật

Ở nơi "đất khách quê người", con người sẽ rất dễ cảm thấy lúng túng trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Do đó trên không gian, chẳng may đen gặp phải bệnh tật, thương tích là có thể xảy ra, thậm chí nhiều trường hợp nghiêm trọng cần phải phẫu thuật.

Đối với một số bệnh, dưới Trái đất chỉ cần một cuộc phẫu thuật trong 1-2 tiếng là có thể giải quyết dứt điểm. Nhưng trên không gian, sẽ là một thử thách lớn cho đội ngũ y bác sĩ khi phải đối mặt với một vấn đề mà họ chưa và sẽ không bao giờ gặp ở Trái đất: không thể kiểm soát lượng máu của bệnh nhân.

3 nguy cơ cực hiểm các nhà du hành vũ trụ phải đối mặt
Phẫu thuật trong không gian không hề đơn giản chút nào.

Trong môi trường không có trọng lực, lượng máu của bệnh nhân có thể sẽ thoát ra từ vết thương hở, sau đó sẽ có một chuyến tham quan trong căn phòng nơi diễn ra cuộc phẫu thuật.

Nếu các bác sĩ không thể kiểm soát việc này, bệnh nhân sẽ gặp vấn đề khác đó là chứng thiếu máu.

3 nguy cơ cực hiểm các nhà du hành vũ trụ phải đối mặt
Bệnh nhân sẽ gặp vấn đề khác đó là chứng thiếu máu.

Dù trường hợp này chưa từng xảy ra trong lịch sử, nhưng các chuyên gia của Viện phẫu thuật thần kinh Pittsburgh cũng đã sớm đưa ra biện pháp đề phòng.

Các bác sĩ sẽ đặt một trường lực có tên gọi là Hệ thống dung dịch nước phẫu thuật (AISS) tạo từ chất lỏng xung quanh vết mổ, ngăn chặn sự thoát ra "vô tổ chức" của máu bệnh nhân.

3 nguy cơ cực hiểm các nhà du hành vũ trụ phải đối mặt
Hệ thống dung dịch nước phẫu thuật (AISS).

Trường lực này được tạo nên từ một dung dịch dạng như nước bọt, có nhiệm vụ giữ máu của bệnh nhân trong tầm kiểm soát của các bác sĩ.

Sau khi mổ xong, lượng máu của bệnh nhân bị thoát ra sẽ được dễ dàng đưa trở lại cơ thể cùng với loại dung dịch. Công cụ này vẫn chỉ đang nằm trong thử nghiệm và chưa chính thức được hoàn thành.

3. Ăn không ngon, mà ngủ cũng không yên khi ở trên vũ trụ

Không gian vũ trụ tối tăm, yên tĩnh, có vẻ là một nơi không thể lý tưởng hơn để có những giấc ngủ tuyệt vời, thoải mái nhất - nhưng các phi hành gia lại không hề nghĩ vậy.

ĐH Dược Harvard, ĐH Colorado và bệnh viện Brigham and Women tại Mỹ đã thực hiện chung một nghiên cứu về giấc ngủ của các phi hành gia. Đã có 8.000 giấc ngủ được đưa ra nghiên cứu và hầu như không có một giấc ngủ nào dài quá 2 giờ đồng hồ.

3 nguy cơ cực hiểm các nhà du hành vũ trụ phải đối mặt
Môi trường ngoài vũ trụ không hề lý tưởng như nhiều người mong đợi.

Môi trường ngoài vũ trụ không hề lý tưởng như nhiều người mong đợi. Đúng là trên đó có yên tĩnh, nhưng sự yên tĩnh đó thật đáng sợ.

Vũ trụ luôn ẩn chứa nhiều điều bí ẩn, một thiên thạch hay thậm chí một phi thuyền của người ngoài hành tinh có thể xuất hiện ngay trước mắt phi hành đoàn bất cứ lúc nào.

3 nguy cơ cực hiểm các nhà du hành vũ trụ phải đối mặt
Hầu như các phi hành gia không có một giấc ngủ nào dài quá 2 giờ đồng hồ.

Bên cạnh đó, trên vũ trụ không phải lúc nào cũng tối tăm. Vì bay trên một quỹ đạo riêng biệt nên không như ở Trái đất, các phi thuyền sẽ tiếp xúc với ánh sáng Mặt Trời nhiều hơn. Ngoài ra, trên một số phi thuyền có đường bay đặc biệt, các phi hành gia sẽ được ngắm bình minh tới ...16 lần.

Giải pháp được nhiều người sử dụng nhất để có thể yên giấc trên vũ trụ đó là sử dụng các loại thuốc an thần. Những loại thuốc được các phi hành gia lựa chọn sử dụng luôn phải là loại có "công suất" cao, nên do đó cũng xuất hiện những tác dụng phụ gây ảo giác.

3 nguy cơ cực hiểm các nhà du hành vũ trụ phải đối mặt
Giải pháp được nhiều người sử dụng nhất để có thể yên giấc trên vũ trụ đó là sử dụng các loại thuốc an thần.

Dù phải chịu tác dụng phụ nhưng các phi hành gia cũng không có sự lựa chọn nào khác nếu muốn ngủ ngon trong hoàn cảnh khắc nghiệt như vậy.

Họ thà chứng kiến những chiếc máy tính muốn... tấn công mình còn hơn là chỉ có thể ngủ 2 tiếng mỗi ngày trong các chuyến công tác.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Theo chuyên gia Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam, 2018 sẽ là một năm hấp dẫn với người yêu thích quan sát bầu trời, trong đó đặc biệt nhất là hai lần nguyệt thực toàn phần.

Đăng ngày: 02/08/2018
Khoảnh khắc thú vị Mặt trời nằm ngay đường chân trời Trái đất

Khoảnh khắc thú vị Mặt trời nằm ngay đường chân trời Trái đất

Đừng bỏ lỡ cơ hội chiêm ngưỡng khoảnh khắc hiếm gặp giữa Mặt trời và Trái đất này. Khoảnh khắc hiếm gặp khi mặt trời nằm gọn trên đường chân trời, tỏa sáng hoàn hảo, lung linh nhất.

Đăng ngày: 22/07/2018
Kỳ thú cụm sao hình cầu mới trong thiên hà Milky Way

Kỳ thú cụm sao hình cầu mới trong thiên hà Milky Way

Tiến sĩ Denilso Camargo của Colégio Militar de Porto Alegre, Brazil phát hiện năm cụm sao cầu mới trong thiên hà Milky Way, được xem là chứa hàng trăm nghìn hoặc có thể là một triệu ngôi sao.

Đăng ngày: 22/07/2018
Vì sao nhìn sao Hỏa như đang chuyển động lùi?

Vì sao nhìn sao Hỏa như đang chuyển động lùi?

Trong năm 2018 này, chuyển động nghịch của sao Hỏa bắt đầu vào ngày 28/6 và theo hướng Tây sang Đông trên bầu trời mà chúng ta nhìn thấy.

Đăng ngày: 21/07/2018
MIT chế tạo súng bắn tơ để di chuyển trong không gian phi trọng lực

MIT chế tạo súng bắn tơ để di chuyển trong không gian phi trọng lực

Các nhà du hành vũ trụ sẽ sử dụng một súng bắn tơ lấy cảm hứng từ loài nhện để kéo cơ thể từ điểm này sang điểm khác

Đăng ngày: 21/07/2018
Kỳ bí loạt ngọn núi mới trên sao Diêm Vương được xác định

Kỳ bí loạt ngọn núi mới trên sao Diêm Vương được xác định

Ngày 12/7/2018, tàu vũ trụ New Horizon có dịp khám sát qua bề mặt sao Diêm vương và công bố nhiều thông tin thú vị mới.

Đăng ngày: 21/07/2018
Tìm thấy 2 hành tinh

Tìm thấy 2 hành tinh "song sinh" khác Hệ Mặt trời

Nhóm nghiên cứu của Đại học Hawaii và Đại học Arizona (Mỹ) đã sửng sốt khi quan sát được một hành tinh mới mang tên 2MASS 0249 c quay quanh một cặp sao lùn đỏ.

Đăng ngày: 21/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News