'Họa bì' trên ngựa

Bằng cách vẽ lên da, Gillian Higgins đã mang lại cái nhìn trực quan về sự phối hợp hoạt động của 205 khúc xương và 700 bó cơ, từng là thách thức lớn đối với các sinh viên giải phẫu học.

Thay vì sa lầy làm việc với các sơ đồ và phác thảo xương, Gillian Higgins, 27 tuổi, một nhà trị liệu hồi phục chấn thương ở Nottingham đưa ra ý tưởng về việc vẽ các bộ phận bên trong của ngựa trên chính nó. Hiện nay, các sinh viên thú ý, những huấn luyện viên ngựa đua, hội viên câu lạc bộ về ngựa cũng như những người am hiểu về ngựa đều tập trung vào các bài giảng của cô, để tận mắt chứng kiến bức tranh ngựa.

Higgins sử dụng sơn nước Hypoallergenic để vẽ ngựa. Loại màu này rất dễ rửa sạch sau đó. Phải mất bốn giờ để vẽ hình một con ngựa, mô tả cấu trúc xương ở một mặt và ở mặt còn lại là mô tả các bó cơ được vẽ bằng màu khác nhau. 

'Họa bì' trên ngựa

Ngựa có 205 xương và 700 cơ bắp. Việc vẽ lên cơ thể chúng giúp học sinh có thể nhận biết vị trí các bộ phận bên trong cơ thể của ngựa.


Higgins cho biết: “Việc vẽ hình bộ xương và hệ cơ ở mặt bên của con ngựa thực sự mang lại ý nghĩa đối với tôi. Bạn có thể khám phá điểm mạnh nhất của con ngựa của bạn bằng cách quan sát xem điều gì xảy ra khi nó di chuyển”.

Ý tưởng này đến với Higgins ba năm trước, khi cô vừa tốt nghiệp một chứng chỉ về "quản lý kinh doanh ngựa" tại ĐH Nông Nghiệp Hoàng Gia ở Cirencester, Gloucestershire. "Tôi nhận ra rằng nhiều kỵ sĩ, sinh viên ngành giải phẫu học và những người huấn luyện ngựa đua được lợi từ việc hiểu biết hơn về cách họat động và di chuyển của loài ngựa. Nhưng thật khó để tiếp thu được những cái tên dài kinh khủng của những đoạn xương và cơ. Tôi cố gắng để chỉ ra cho cách thức hoạt động của loài ngựa theo một cách thú vị và dễ hiểu”. 

'Họa bì' trên ngựa

Gillian Higgins khoe nghiên cứu về giải phẫu của trên chú ngựa 13 tuổi Kiitos trong một bài thuyết trình về giải phẫu ngựa.


Thông thường Higgins thường giảng môn giải phẫu ngựa trên con Freddie Fox, 12 tuổi hoặc con Henry, 6 tuổi và thường dùng màu xám để vẽ vì màu này hiển thị rõ ràng hơn các màu còn lại. “Freddie Fox là mô hình tốt nhất bởi vì nó tính khí tốt và thích được là trung tâm của sự chú ý tại các cuộc trình diễn. Bị sơn lên mình không phải là điều khác biệt đối với chúng, các động tác đó chỉ như đang được chải lông hoặc sờ lên người. Chúng không quan tâm lắm về điều đó", Higgins nói.

Higgins từng gặp điều tồi tệ là khi một chú ngựa không để ý mình đang được sơn, rồi được dẫn vào hội trường có khoảng 150 người. Nó đã hơi sợ hãi và chạy nhảy thiếu kiểm soát.

Từ khóa liên quan:

giải phẫu học

xương

ngựa

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Bánh chưng là món ăn ngon truyền thống, tương đối cân bằng các nhóm thực phẩm (glucid, protein, lipid) và giàu dinh dưỡng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Theo Futurism, nhiều người thường cảm nhận âm nhạc giống như một chất xúc tác tuyệt vời cho tâm trạng khi làm việc.

Đăng ngày: 24/10/2018
Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Dứa, thơm, khóm có đặc tính kháng viêm, chữa lành vết bầm tím và làm giảm đau viêm khớp. Nó cũng hỗ trợ rất tốt cho việc tiêu hóa.

Đăng ngày: 18/10/2018
Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Liệu các chất độc hại trong rác thải điện tử có len lỏi vào thực phẩm, hay được hấp thụ qua da để vào cơ thể con người hay không?

Đăng ngày: 22/07/2018
Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Công nghệ mới do các bác sĩ tại Bệnh viện nhi Boston phát triển, hứa hẹn sẽ đem đến cơ hội sống bình thường, khỏe mạnh cho rất nhiều trẻ sơ sinh bị tổn thương tim.

Đăng ngày: 22/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News