4.300 mặt dây đeo bằng răng nai sừng tấm chôn trong mộ cổ

Răng nai sừng tấm Á Âu được dùng làm vật trang trí và mang ý nghĩa quan trọng với cư dân trên hồ Onega 8.200 năm trước.

Các nhà khoa học khai quật hơn 4.300 mặt dây đeo bằng răng nai sừng tấm Á Âu tại 84 ngôi mộ thời Đồ Đá trên đảo Yuzhniy Oleniy Ostrov, hồ Onega, Nga, CNN hôm 22/1 đưa tin.


Phục dựng hình ảnh người phụ nữ trong ngôi mộ chứa 90 chiếc răng nai sừng tấm. (Ảnh: Tom Bjorklund).

Số trang sức này thuộc về nhóm cư dân sống trên đảo 8.200 năm trước. Các dấu tích để lại cho thấy chúng từng được đeo trên áo khoác, váy, áo choàng, đai lưng và mũ. Tuy nhiên, phần vải đã phân hủy hết qua thời gian. Ngoài răng nai sừng tấm, nhóm chuyên gia còn tìm thấy lượng lớn bột thổ hoàng đỏ, loại màu tự nhiên dùng cho trang trí và các mục đích khác.

Răng nai sừng tấm đang được bảo quản tại Bảo tàng Nhân chủng học và Dân tộc ký Peter the Great. Kristiina Mannermaa, nhà khảo cổ tại Đại học Helsinki, cùng các đồng nghiệp nghiên cứu số trang sức này để tìm hiểu về tầm quan trọng của chúng cũng như những người chôn dưới mộ. Nghiên cứu mới xuất bản trên tạp chí Archaeological and Anthropological Sciences.

Một số mặt dây đeo làm bằng răng gấu hoặc hải ly, nhưng phần lớn là răng cửa của nai sừng tấm. Nai sừng tấm có 8 răng cửa. Vật trang trí lớn nhất mà các nhà nghiên cứu phân tích đòi hỏi răng của 8-18 con.

Nai sừng tấm chỉ xuất hiện thưa thớt trong vùng rừng mà những người này sinh sống. Họ cũng không giết chúng thường xuyên. Nai sừng tấm là loài vật quan trọng nhất với những người săn bắt-hái lượm thời tiền sử ở lục địa Á Âu, cả về hệ tư tưởng lẫn tín ngưỡng, theo nhóm nghiên cứu.

Mộ của đàn ông và phụ nữ trẻ có số lượng răng nai sừng tấm lớn nhất. Điều đó chỉ ra, có thể loại trang sức này liên quan đến giai đoạn sinh nở tốt nhất của con người. Mộ trẻ em và người già có số lượng răng ít nhất.

Các nhà khoa học nhận thấy quá trình chế tạo mặt dây đeo trong các ngôi mộ đều giống nhau. Người xưa tạo những đường rãnh nhỏ ở chân răng để có thể gắn chúng vào đồ vật khác. Các đường rãnh này có thể ảnh hưởng đến vị trí đeo hoặc khiến chúng phát ra tiếng kêu liên quan đến cách thức liên lạc nào đó.

Một số nền văn hóa Á Âu thời xưa dùng vật trang trí để thể hiện xuất xứ và danh tính. Các vật trang trí cũng hỗ trợ việc liên lạc và giúp tăng tính nhất quán trong cộng đồng. Những mặt dây đeo bằng răng nai sừng tấm cũng có thể dùng để nhận diện các cộng đồng xung quanh.

"Sau khi quan sát, chúng tôi cho rằng mặt dây đeo bằng răng nai sừng tấm gắn với cuộc sống của những người chôn dưới mộ và là vật dụng cá nhân của họ. Chúng không đơn giản chỉ thể hiện sự giàu có mà tầm quan trọng của chúng còn lớn hơn nhiều", nhóm nghiên cứu cho biết.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà

Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.

Đăng ngày: 01/04/2025
Tìm ra nguyên nhân khiến cho nền văn minh Maya sụp đổ

Tìm ra nguyên nhân khiến cho nền văn minh Maya sụp đổ

Phân tích của nghiên cứu cho thấy lượng mưa hàng năm giảm mạnh và độ ẩm giảm đã góp phần gây ra hạn hán và chấm dứt nền văn minh Maya.

Đăng ngày: 01/04/2025
Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?

Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?

Người Aztec, người Maya và người Ai Cập cổ thuộc ba nền văn minh rất khác nhau nhưng lại cùng chung một biểu tượng: các kim tự tháp. Tuy nhiên, trong ba nền văn minh cổ đại này, những chuẩn mực về thiết kế kim tự tháp do người Ai Cập đặt ra được phần lớn mọi người công nhận là kiểu kim tự t

Đăng ngày: 30/03/2025
Những điều chưa biết về khủng long

Những điều chưa biết về khủng long

Khủng long chính là 1 trong những sinh vật cổ đại nổi tiếng nhất trên Trái Đất, với vô vàn bí ẩn thú vị đang dần được khám phá đến tận ngày nay.

Đăng ngày: 29/03/2025
Giải oan cho loài chim bị con người tuyệt diệt

Giải oan cho loài chim bị con người tuyệt diệt

Dodo - loài chim bị con người tàn sát đến mức tuyệt chủng - luôn bị gán cho biệt danh "ngu ngốc, khờ khạo".

Đăng ngày: 28/03/2025
Đi câu cá dưới sông, người nông dân vô tình vợt được

Đi câu cá dưới sông, người nông dân vô tình vợt được "quốc bảo" rùa "kỳ bí" với 4 mũi tên cắm lưng

Lần đầu tiên một quốc bảo là con rùa bằng đồng với 4 mũi tên và 32 chữ khắc trên lưng có niên đại hơn 3000 năm lịch sử lại gây chú ý của giới khảo cổ.

Đăng ngày: 17/03/2025
Vì sao Trung Quốc chưa dám khai quật tiếp lăng mộ Tần Thủy Hoàng?

Vì sao Trung Quốc chưa dám khai quật tiếp lăng mộ Tần Thủy Hoàng?

Theo Ancient Origins, 2.200 năm trước, hoàng đế Tần Thủy Hoàng là người đầu tiên thống nhất Trung Hoa, sau thời Chiến quốc khói lửa.

Đăng ngày: 12/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News