Bắt được tín hiệu vô tuyến từ 2 "quái vật" lớn gấp 62 lần dải Ngân Hà

Đài quan sát thiên văn vô tuyến Nam Phi đã phát hiện sự phát xạ mạnh mẽ từ 2 thiên hà vô tuyến, một trong những loại vật thể vĩ đại nhất vũ trụ.

Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi tiến sĩ Jacinta Delhaize từ Khoa Thiên văn, Đại học Cape Town (Nam Phi) giải thích rằng sóng vô tuyến (radio) mạnh mẽ từ các thiên hà này là do một dạng tia plasma đặc biệt từ một số lớp hạt nhân thiên hà đang hoạt động. Nó là một đặc tính hết sức độc đáo của các "thiên hà vô tuyến". Trong "đôi mắt" của kính thiên văn vô tuyến, tín hiệu vô tuyến này được ghi lại bằng một dạng hình ảnh độc đáo, giúp các nhà khoa học "nhìn" được thiên hà.


Một phần của 2 thiên hà vô tuyến khổng lồ được "nhìn thấy" dưới ánh sáng đỏ - (Ảnh: Đài thiên văn vô tuyến Nam Phi).

Trích dẫn nghiên cứu, tờ Sci-News cho biết 2 thiên hà vô tuyến này có kích thước đáng nể là 6,5 triệu năm ánh sáng, tức gấp 62 lần Milky Way. Trong khi đó Milky Way, với tên gọi cũ là "Dải Ngân Hà" bởi hình ảnh một dải sáng vắt ngang trời trong góc nhìn hẹp từ mặt đất, đã được coi là một "quái vật" trong thế giới thiên hà, đủ lớn để nuốt chửng 16 thiên hà khác trong quá khứ.

Tiến sĩ Delhaize cho biết hai thiên hà vừa được tìm thấy được đặt tên là MGTC J095959.63+024608.6 và MGTC J100016.84+015133.0. Phát hiện này là một phần của dự án quốc tế MeeKAT nhằm xây dựng bản đồ vô tuyến các thiên hà trong vũ trụ. Việc tìm kiếm 2 thiên hà mới này là rất khó khăn bởi tín hiệu vô tuyến chúng phát ra mờ và bị khuếch tán.

"Hai thiên hà này đặc biệt vì chúng nằm trong số những thiên hà khổng lồ nhất được biết đến. Chúng tôi nghi ngờ rằng có nhiều thiên hà như thế sẽ tồn tại" - tiến sĩ Mathew Prescott từ Viện Dữ liệu thiên văn chuyên sâu và Khoa Vật lý và thiên văn họ, thuộc Đại học Western Cape (Nam Phi), thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết.

Nghiên cứu vừa công bố trên Monthly Notices of the Royal Astronomical Society.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tổng quan về sao Thiên Vương

Tổng quan về sao Thiên Vương

Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Đăng ngày: 15/05/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 08/05/2025
Phát hiện thêm

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người

Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Đăng ngày: 08/05/2025
Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Đăng ngày: 07/05/2025
Hành tinh

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống

Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Đăng ngày: 07/05/2025
Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?

Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?

Con người thường thấy Mặt Trời màu vàng nhưng thực chất, ngôi sao này phát ra ánh sáng mạnh nhất màu xanh.

Đăng ngày: 04/05/2025
Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.

Đăng ngày: 03/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News