4 đóng góp để đời của "nữ anh hùng thầm lặng" ở NASA
Nữ toán học lỗi lạc Katherine Johnson của Mỹ đã qua đời ngày 24-2-2020, hưởng thọ 101 tuổi. Công việc thầm lặng của bà ít được chú ý cho đến khi bà được trao tặng Huân chương của tổng thống.
Những đóng góp của nhà toán học Katherine Johnson
Trong 33 năm làm việc cho Cơ quan Hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA), nhà toán học - nhà vật lý - kỹ sư không gian Katherine Johnson đã góp phần vào nhiều phi vụ không gian thành công của NASA bằng các công thức tính toán của mình, trong đó có bốn đóng góp khoa học quan trọng.
Nhà toán học Katherine Johnson làm việc tại trung tâm nghiên cứu Langley của NASA năm 1962 - (Ảnh: NASA).
Chuyến bay Mercury-Redstone 3
Nhà toán học Katherine Johnson làm việc tại trung tâm nghiên cứu Langley thuộc Ủy ban Cố vấn hàng không quốc gia (NACA - cơ quan tiền thân của NASA) từ năm 1953.
Ngày 5-5-1961, NASA thực hiện chuyến bay Mercury-Redstone 3, sứ mệnh không gian có người lái đầu tiên trong khuôn khổ chương trình Mercury.
Tên tuổi của nhà du hành Alan Sheppard - người điều khiển chuyến bay gắn liền với sự kiện lịch sử này. Song bên cạnh đó, bà Katherine Johnson đã góp phần vào thành công của chuyến bay với công việc tính toán quỹ đạo phóng.
Soạn thảo tài liệu kỹ thuật
Năm 1960, bà Katherine Johnson cùng nhà khoa học Ted Skopinski cùng soạn thảo tài liệu về thu hồi các vệ tinh.
Tài liệu được gọi là "Ghi chú kỹ thuật D-233" dày 36 trang, mô tả bằng phương trình các giai đoạn của một chuyến bay vào vũ trụ, trong đó có vị trí cần thiết để hạ cánh tàu vũ trụ thành công.
Tài liệu này được dùng làm tài liệu tham khảo trong các chuyến bay lịch sử của hai nhà du hành Alan Sheppard năm 1961 và John Glenn năm 1962.
Nhà toán học Katherine Johnson nhận Huy chương vì Tự do của tổng thống Mỹ từ tay Tổng thống Barack Obama tại Nhà Trắng ngày 24-11-2015 - (Ảnh: REUTERS).
Chuyến bay Mercury-Atlas 6
Ngày 20-2-1962, trong khuôn khổ chuyến bay Mercury-Atlas 6, Mercury-Atlas 6, NASA đã phóng tàu vũ trụ Friendship 7 lên quỹ đạo. Đây là sứ mệnh không gian thứ ba có người lái trong chương trình Mercury.
Đây cũng là lần đầu tiên một nhà du hành vũ trụ Mỹ (John Glenn) thực hiện thành công chuyến bay trọn vẹn quanh quỹ đạo Trái đất (hai chuyến bay trước bay không hết một vòng quỹ đạo).
Trong chuyến bay lịch sử này, nhà toán học Katherine Johnson phụ trách kiểm tra thủ công chương trình theo dõi quỹ đạo. Chuyến bay vòng quanh quỹ đạo phải được chương trình theo dõi quỹ đạo hỗ trợ. Các máy tính đã được lập trình để kiểm soát đường bay của tàu vũ trụ.
Nhà du hành John Gleen nghi ngờ chương trình theo dõi quỹ đạo nên đề nghị nhà toán học Katherine Johnson làm lại các phép tính bằng tay và ông chỉ đồng ý điều khiển chuyến bay nếu các phép tính trùng khớp với kết quả tính toán từ máy tính. Phải mất một ngày rưỡi để nhà toán học này kiểm tra lại các phép tính.
Chuyến bay Apollo 11
Hơn 50 năm trước vào ngày 20-7-1969, tàu con thoi Apollo 11 của Mỹ đã đưa các nhà du hành đầu tiên đặt chân lên mặt trăng.
Dưới trái đất, nhà toán học Katherine Johnson đã góp phần vào chuyến bay thành công bằng các phép tính cho phép đồng bộ hóa giữa môđun mặt trăng (môđun hạ cánh xuống mặt trăng) với chế độ chỉ huy và dịch vụ của tàu Apollo chở các nhà du hành.
Bà Katherine Johnson nghỉ hưu từ năm 1986. Trong sự nghiệp của mình, bà đã soạn thảo 26 báo cáo nghiên cứu.
Công việc thầm lặng của bà tại NASA ít được ai chú ý cho đến khi bà được Tổng thống Barack Obama trao tặng huân chương tự do của tổng thống vào năm 2015, huân chương dân sự cao quý nhất của Mỹ.
Bà còn là một trong những phụ nữ người Mỹ gốc Phi đầu tiên phá vỡ rào cản về giới tính và màu da để bước chân vào làm việc tại NASA.
Năm 2016, cuộc đời và sự nghiệp của bà đã được giới thiệu trong bộ phim "Hidden Figures" nói về ba nhà nữ toán học Mỹ gốc Phi.
Phim chuyển thể từ sách cùng tên của nhà văn nữ Margot Lee Shetterly (cũng người Mỹ gốc Phi), được trình chiếu tại Việt Nam năm 2017 với tựa đề "Bộ ba ưu việt".

Cuộc đời dị thường của nhà khoa học Nikola Tesla
Trong lịch sử, chúng ta luôn ghi nhận Thomas Edison là nhà phát minh vĩ đại nhất trừ trước đến giờ tuy nhiên ngay trong thời đại của ông cũng có một nhà phát minh tài năng không kém. Đó chính là Nikola Tesla.

Bí mật động trời về người đàn ông nhiều con nhất thế giới
Sultan Moulay Ismaïl - ông hoàng Morocco nổi tiếng tàn bạo và khát máu, cũng là người đàn ông "mắn đẻ" nhất trong lịch sử thế giới.

Những thiên tài thuận tay trái
Không ít cô cậu học trò phải khổ sở vì bị bố mẹ và cô giáo bắt tập viết tay phải. Thực ra, có nhiều danh nhân là người thuận tay trái, như hoàng đế Pháp Napoleon, nữ hoàng Victoria, Chủ tịch Cuba Fidel Castro...

Galilê - “ Cha đẻ của khoa học cận đại”
Galilê là nhà khoa học nổi tiếng thời Cổ đại, Ông là người đầu tiên dùng kính viễn vọng quan sát các thiên thể, chứng minh và phát triển thuyết mặt trời là trung tâm vũ trụ của Côpecnich. Suốt đời ông theo đuổi chân lý, hiến th&a

Acsimet - nhà bác học vĩ đại của Hy Lạp cổ
Archimedes của Syracuse là một nhà toán học, nhà vật lý, kỹ sư, nhà phát minh, và một nhà thiên văn học người Hy Lạp. Dù ít chi tiết về cuộc đời ông được biết, ông được coi là một trong những nhà khoa học hàng đầu của thời kỳ cổ đại.

Những thiên tài tự học "đỉnh" nhất mọi thời đại
Họ đều có điểm chung là không có điều kiện để được học hành đầy đủ nhưng bằng chính sự đam mê, ham học hỏi đã giúp họ thành công và nổi danh.
