5 mẹo tránh bị “móc túi” khi mua xăng
Tình trạng các cây xăng tìm cách gian lận để "móc túi" khách hàng ngày càng nhiều. Vậy có cách nào để phòng tránh?
Bí quyết giúp không bị móc túi khi mua xăng
1. Mua xăng theo lít
Đa số khách hàng hay có thói quen mua xăng theo tiền, và số tiền chẵn như 20.000, 30.000, 50.000 đồng... Tuy vậy, cách mua này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các hành vi gian lận, do hiện tượng "nhảy số tiền" mà đôi khi khách hàng không để ý.
Thay vì mua theo số tiền, hay mua xăng theo dung tích để hạn chế gian lận.
Để tránh tình trạng này, bạn nên mua xăng theo dung tích, ví dụ: 1 lít, 2 lít... Các chương trình gian lận xăng thường lập trình theo số tiền, vì vậy, nếu chuyển qua cách mua theo thể tích, bạn sẽ có "cơ may" thoát được móc túi.
2. Mua theo "cánh taxi"
Bạn nên mua xăng ở các cây xăng có nhiều lái xe taxi hay xe tải ghé vào. Những lái xe taxi hay xe tải là những người thường xuyên đi lại, do đó họ có nhiều kinh nghiệm trong vấn đề xăng dầu hơn chúng ta. Họ là những người đi đầu trong việc tìm kiếm các cây xăng tốt, bởi vì nếu bị gian lận thì số tiền thiệt hại có thể lên đến hàng trăm nghìn mỗi lần mua. Hãy chú ý quan sát hoặc tham khảo ý kiến các bác tài nếu quen biết.
3. Chỉ cần một người đổ xăng
Việc đổ một bình xăng mà có tới hai người cùng thao tác là không cần thiết. Khi bạn nhận thấy một cột bơm xăng có tới 2 người cùng thao tác: một người bơm và một người bấm số, thì nhiều khả năng cây xăng có gian lận.
Đổ một bình xăng mà có tới hai người cùng thao tác là không cần thiết.
Nhân viên có thể viện lý do rằng vì quá đông khách nên cần 2 người làm cho nhanh, nhưng thực tế có thể, họ đang móc túi khách hàng trắng trợn. Có trường hợp, khách mua 20.000 đồng thì đồng hồ đo sẽ nhảy số khi được 14.000 - 16.000 đồng. Còn nếu bạn mua từ 30.000 đồng trở lên, có thể chỉ 2/3 số tiền đó chuyển thành xăng của bạn.
4. Yêu cầu nhân viên chuyển đồng hồ về "0"
Với lý do khách hàng nhiều, hoặc do đứng xa trụ bơm nên nhiều nhân viên thường để nguyên đồng hồ ở những lần bơm trước, và tiếp tục bán xăng cho bạn. Việc này dù vô tình hay cố ý thì người chịu thiệt sẽ là bạn, bởi luôn có sai số trong phép tính trừ giá tiền giữa 2 lần bơm.
Việc quan sát kỹ thao tác của nhân viên bơm xăng, đồng hồ đo là điều cần thiết.
5. Nên quan sát
Để tránh bị "móc túi" khi đổ xăng, việc quan sát kỹ thao tác của nhân viên bơm xăng, đồng hồ là điều cần thiết. Một là bạn có thể phát hiện được những biểu hiện bất minh của nhân viên trạm xăng. Hai là biết được đồng hồ xăng đã hiển thị đủ hay chưa, có bị nhảy số hay không.
Một số cây xăng có "mánh" kéo dài dây bơm xăng ra xa để khách hàng khó quan sát đồng hồ, bạn cũng nên lưu ý. Nếu phát hiện gian lận, dù không có bằng chứng cụ thể thì bạn cũng sẽ biết đường mà tránh cây xăng đó trong những lần mua xăng sau này. Ngoài ra có thể khuyến cáo người thân và bạn bè giúp họ không bị móc túi.

Có tới 12 loại cầu vồng và không phải lúc nào cũng có đủ 7 màu cơ bản
Hồi nhỏ đi học chúng ta đã được dạy là cầu vồng hình thành khi các hạt nước trong không khí hoạt động như một cái lăng kính nhỏ, uốn, chia tách ánh sáng từ Mặt Trời và khi có đủ nước, đủ ánh nắng thì chúng ta có một quan cảnh rực rỡ với 7 màu sắc đẹp mắt.

Lịch sử phát triển xe đạp
Xe đạp là một phương tiện giao thông có lịch sử phát triển lâu đời và trước tình hình chi phí nhiên liệu leo thang, người ta lại tìm về với xe đạp như một giải pháp vừa tiết kiệm.

Những con số thú vị về chiều cao trung bình trên thế giới
Chiều cao trung bình của các quốc gia trên thế giới đó là 177 cm đối với nam và 163,7 cm đối với nữ.

Phân loại các lò phản ứng hạt nhân
Có rất nhiều cách để phân loại lò phản ứng hạt nhân, trong đó cách phân loại phổ biến nhất là dựa vào các chất làm chậm và chất truyền nhiệt sử dụng trong lò phản ứng.

Bí kíp cực hay giúp bạn thoát khỏi đầm lầy
Nếu chẳng may bạn rơi xuống đầm lầy và phát hiện hai chân các bạn đang bị lún dần thì không được vội vàng rút chân hoặc vùng vẫy, vì càng vùng vẫy thì càng bị lún nhanh hơn và cũng mau chóng tiêu hao sức lực hơn.

Vì sao bạn hát dở, hay thậm chí không biết hát?
Mọi người có co rúm người lại khi bạn hát không? Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, trong hai mươi người thì chỉ có 1 người thật sự mắc chứng không phân biệt được nốt nhạc hay chứng amusia.
