5 năm ngày mất của Norman Borlaug - Cha đẻ của cuộc “cách mạng xanh”

Cách đây 5 năm, ngày 12/9/2009, Norman Borlaug, cha đẻ của cuộc “cách mạng xanh”, người đã cống hiến suốt đời để cải thiện đời sống cũng như cứu đói hàng trăm triệu nông dân nghèo trên toàn cầu, đã qua đời ở tuổi 95.

Ông là nhà nông học duy nhất cho đến nay được trao tặng Giải thưởng Nobel Hòa bình. Ông cũng từng được tạp chí Time (Mỹ) ghi tên vào danh sách 100 nhà trí tuệ lớn nhất thế kỷ XX.

Sinh ngày 25/3/1914 và lớn lên trên cánh đồng Iowa, nước Mỹ, từ thời thơ ấu, Norman Borlaug đã đam mê với nghề nông. Những người thầy từng dạy ông đều nhận định rằng ở Norman Borlaug ẩn chứa những bí ẩn của đất đai, của đồng cỏ và điều đó dường như là định mệnh của người đàn ông đặc biệt này.

5 năm ngày mất của Norman Borlaug - Cha đẻ của cuộc “cách mạng xanh”
Norman Borlaug

Ám ảnh bởi cái đói

Học xong trung học, Norman Borlaug quyết định rời nông trại của gia đình để theo học ngành thực vật tại Trường đại học Minnesota danh tiếng của Mỹ. Năm 1942, ông nhận bằng tiến sĩ ngành di truyền và bệnh cây; ông bắt đầu công việc nghiên cứu về thuốc bảo vệ và bảo quản thực vật tại tập đoàn Du Pont de Nemours.

Vào nửa cuối thế kỷ XX, các nước kém phát triển đứng trước nguy cơ thiếu ăn trầm trọng, do dân số bùng nổ mạnh trong khi hệ thống nông nghiệp lạc hậu không đáp ứng được nhu cầu tăng cao về lương thực. Điều đó đã để lại những vết sẹo trong tâm hồn và suy nghĩ của Borlaug.

Làm “cách mạng xanh”

Bắt đầu với Mexico, năm 1944, sau 10 năm nghiên cứu đầy gian khổ và vất vả với hơn 6.000 lần lai giống thử nghiệm, Norman Borlaug đã thành công trong việc cải tiến giống lúa mì lùn - một giống lúa mì có khả năng phòng ngừa sâu bệnh tốt, khắc phục nhược điểm dễ gãy khi trổ bông của giống lúa mì cao và đặc biệt cho sản lượng cao vượt trội.

Norman Borlaug đã kéo người dân Mexico ra khỏi nạn đói và biến đất nước Mỹ Latinh nghèo đói này thành một nước xuất khẩu lúa mì. Người dân Mexico tôn vinh ông là “nhà trồng trọt thiên tài”. Để ghi nhận đóng góp của Norman Borlaug, năm 1968, người dân thành phố Sonora, Mexico đã lấy tên của ông để đặt cho một con đường.

5 năm ngày mất của Norman Borlaug - Cha đẻ của cuộc “cách mạng xanh”
Chính nhờ sự lăn lộn suốt ngày dưới cánh đồng chứ không phải trong phòng thí nghiệm mà ông đã cứu hàng chục triệu người khỏi cái đói.

Ấn Độ và Pakistan là những nước đầu tiên ở châu Á được hưởng lợi từ thành quả nghiên cứu không biết mệt mỏi của Norman Borlaug. Năm 1966, Ấn Độ đã mua 18.000 tấn giống lúa mì lùn để gieo trồng nhằm đối phó với nạn đói đang hoành hành.

Năm 1967, Pakistan cũng nhập khoảng 42.000 tấn lúa mì giống và sau đó đã có được một vụ mùa bội thu. Thành quả của Norman Borlaug đem lại là sự dư thừa lương thực cho 2 quốc gia đông dân này. Sau đó, một loạt quốc gia khác như Thái Lan, Philippines, Thổ Nhĩ Kỳ... cũng nhập khẩu và sử dụng giống lúa mì này... Một cuộc cách mạng xanh đã thành công trên toàn cầu. Và người ta gọi Norman Borlaug với cái tên đầy kính trọng: “Cha đẻ của cách mạng xanh”.

Norman Borlaug còn cùng nhiều nhà khoa học thực hiện nhiều nghiên cứu để cải tiến các giống lúa và ngô giúp đẩy mạnh sản xuất lương thực của nhiều nước ở châu Á, Trung Đông, Nam Mỹ và châu Phi.

Nhờ cuộc “Cách mạng xanh”, từ năm 1960 đến năm 1990, sản lượng nông nghiệp trên toàn thế giới đã tăng gấp đôi và đã cứu sống khoảng 1 tỷ người ở những nước đang phát triển khỏi nguy cơ chết đói. Năm 2006, một cuốn sách viết về Norman Borlaug đã được xuất bản với tiêu đề “Người nuôi sống cả thế giới”.

Một con người nhân ái

Năm 1970, Borlaug được trao giải Nobel Hòa bình vì thành tích tạo ra các loại giống lúa tốt và giúp làm cách mạng nông nghiệp ở các nước đang phát triển. Nhưng Nornam Borlaug là người luôn ẩn mình và không bao giờ đề cao những đóng góp của mình.

5 năm ngày mất của Norman Borlaug - Cha đẻ của cuộc “cách mạng xanh”
Nornam Borlaug cho rằng, tất cả những gì ông làm chỉ là để giúp đỡ đồng loại và lúa mỳ chỉ là phương tiện chuyển tải mối quan tâm của ông tới việc cải thiện cuộc sống của con người.

Ông cho rằng, tất cả những gì ông làm chỉ là để giúp đỡ đồng loại và lúa mỳ chỉ là phương tiện chuyển tải mối quan tâm của ông tới việc cải thiện cuộc sống của con người.

Năm 1986, Borlaug sáng lập Giải thưởng lương thực thế giới, được coi là “giải Nobel trong lĩnh vực nghiên cứu lương thực”, nhằm tôn vinh những cá nhân đã góp phần nâng cao giá trị và chất lượng của lương thực trên toàn thế giới. Đây được coi là cuộc cách mạng thứ 2 của ông.

Năm 90 tuổi, ông vẫn không ngừng nghĩ về việc chống lại nạn đói trên thế giới. Ông nói: “Chúng ta vẫn còn rất nhiều người nghèo đói, thiếu miếng ăn và chính điều này là mầm họa cho cả thế giới”.

Mặc dù tuổi cao, ông lại bắt tay vào thực hiện dự án phổ biến kỹ thuật sinh học trong trồng trọt tại châu Phi và đã nghiên cứu thành công một giống lúa mì chịu hạn cho vùng đất Phi châu cằn cỗi.

Ghi nhận những cống hiến đặc biệt cao quý cho nhân loại, ông đã được trao tặng Huân chương Tự do của Tổng thống Mỹ năm 1977, Huân chương vàng của Quốc hội Mỹ năm 2007 cùng nhiều giải thưởng danh dự, cao quý của nhiều nước, tổ chức và trường đại học trên thế giới.

Thế giới đang diễn ra cuộc cách mạng xanh lần hai trong khuôn khổ cách mạng công nghệ sinh học với việc tạo ra và đưa vào sử dụng nhiều giống cây lương thực và cây công nghiệp có khả năng chống chịu tốt và năng suất cao trên cơ sở áp dụng kỹ thuật di truyền và sinh học phân tử. Và đó cũng là mơ ước của tiến sĩ Norman Borlaug trong cuộc chiến chống đói nghèo cho hàng triệu triệu nông dân trên thế giới.

Tiến sĩ Norman Borlaug đã ra đi vĩnh viễn, nhưng ngọn lửa chống nghèo đói thế giới do ông thắp lên chắc chắn vẫn mãi tỏa sáng.

Tiêu đề đã được khoahoc.news đặt lại.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nữ tiến sĩ Việt tách chất tăng cường sinh lực từ cây thuốc

Nữ tiến sĩ Việt tách chất tăng cường sinh lực từ cây thuốc

Nhóm nghiên cứu của TS Phạm Hương Sơn đã thử nghiệm trên chuột, sau khi tách chiết thành công hợp chất kích thích sinh lực trên cây bạch tật lê.

Đăng ngày: 17/07/2018
Sự thật thú vị: Những ý tưởng kiệt xuất của nhà vật lý thiên tài Albert Einstein xuất hiện trong lúc ông...rảnh rỗi nhất

Sự thật thú vị: Những ý tưởng kiệt xuất của nhà vật lý thiên tài Albert Einstein xuất hiện trong lúc ông...rảnh rỗi nhất

Ít ai biết rằng, những ý tưởng kiệt xuất góp phần thay đổi nền khoa học thế giới của nhà vật lý thiên tài Albert Einstein lại xuất hiện trong những lúc ông đang đi rong chơi, nghỉ ngơi trên biển.

Đăng ngày: 08/07/2018
Nữ tiến sĩ tìm ra chất trị ung thư từ cây rừng Quảng Trị

Nữ tiến sĩ tìm ra chất trị ung thư từ cây rừng Quảng Trị

Biết được cây bù dẻ tía có tác dụng chữa nhiều loại bệnh, PGS Nguyễn Thị Hoài đã tìm cách nghiên cứu thành phần hóa học của cây.

Đăng ngày: 29/06/2018
Nữ tiến sĩ y khoa được thưởng gần 300 triệu đồng cho bài báo quốc tế

Nữ tiến sĩ y khoa được thưởng gần 300 triệu đồng cho bài báo quốc tế

Nghiên cứu về thụ tinh ống nghiệm của TS Vương Thị Ngọc Lan và cộng sự được đăng trên tạp chí y khoa lớn nhất thế giới.

Đăng ngày: 22/06/2018
Người phụ nữ bị thiên thạch rơi trúng người

Người phụ nữ bị thiên thạch rơi trúng người

Theo báo Anh, The Daily Mirror, thì cứ mỗi 7.000 năm sẽ có 1 người bị thương hoặc bị chết bởi trúng một viên đá trời hay một thực thể đá từ ngoài vũ trụ rơi xuống trái đất.

Đăng ngày: 19/06/2018
Nhà phát minh vĩ đại những xa lạ với hầu hết mọi người

Nhà phát minh vĩ đại những xa lạ với hầu hết mọi người

Ovshinsky là một nhà phát minh vĩ đại với hơn 400 bằng sáng chế, trong đó có pin nickel-metal hydride vẫn đang được sử dụng để cấp năng lượng cho nhiều loại xe hybrid.

Đăng ngày: 01/06/2018
Lạ kỳ gia đình có

Lạ kỳ gia đình có "gene" đạt giải Nobel

Marie Curie là nữ khoa học gia đầu tiên đạt giải Nobel, đồng thời cũng là người đầu tiên đạt giải 2 giải Nobel trên 2 lĩnh vực khác nhau.

Đăng ngày: 30/05/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News