5 thắc mắc về ca cấy ghép đầu
Cấy ghép đầu có thể nhầm lẫn với cấy ghép cơ thể và kỹ thuật cấy ghép đầu không có tác dụng với phần đầu bị đóng băng.
Những thắc mắc về ca ghép đầu người đầu tiên trong lịch sử
1. Tại sao gọi "cấy ghép đầu" mà không phải "cấy ghép cơ thể" ?
Tên gọi của phẫu thuật đầu xuất phát một phần từ các thí nghiệm với chó và khỉ trong thế kỷ 20.
Về mặt kỹ thuật, cấy ghép cơ thể sẽ là tên gọi chính xác hơn vì đầu chỉ là bộ phận đại diện cho người nhận phần cơ thể mới. Tuy nhiên, đây lại không phải một ca cấy ghép toàn bộ cơ thể. Thuật ngữ đó thường được sử dụng để mô tả quy trình mà não của một sinh vật sống được cấy ghép vào cơ thể của một sinh vật sống khác.
Việc nhà giải phẫu học thần kinh Italy Sergio Canavero gọi đây là cấy ghép đầu sẽ khiến mọi người hình dung rõ ràng hơn rằng nó liên quan đến đầu và bộ não bên trong.
2. Cấy ghép đầu và cấy ghép não khác nhau như thế nào?
Trong ca cấy ghép não, các bác sĩ sẽ loại bỏ não từ hộp sọ và đặt nó vào hộp sọ của người hiến. Ca này khó hơn so với cấy ghép đầu vì phẫu thuật tách não và cung cấp máu mà không làm tổn hại cho mô mỏng thường rất phức tạp.
Bác sĩ Sergio Canavero tuyên bố có thể cấy ghép đầu người vào năm 2017, trong khi nhiều ý kiến cho rằng đây là điều không thể. (Ảnh: Mirror)
3. Kỹ thuật cấy ghép có thể thực hiện với phần đầu bị đóng băng hay không?
Câu trả lời là không. Kỹ thuật được đề xuất yêu cầu phần đầu và não khỏe mạnh. Hiện các nhà khoa học chưa rõ liệu có thể "rã đông" một phần đầu đã bị đóng băng và phục hồi các mô não khỏe mạnh hay không.
Theo RT, ca phẫu thuật của Valery Spiridonov - người tình nguyện được ghép đầu, sẽ do nhà giải phẫu học thần kinh Italy Sergio Canavero tiến hành, dự kiến kéo dài 36 giờ với sự tham gia của 150 bác sĩ và y tá. Não của bệnh nhân được làm lạnh ở mức 10-15 độ C để kéo dài thời gian tồn tại của tế bào trong điều kiện không có oxy. Sau đó, Canavero dùng dao mổ để cắt qua tủy sống và sử dụng một loại keo sinh học đặc biệt để kết nối phần đầu với cơ thể mới. Sau phẫu thuật, Valery sẽ ở trạng thái hôn mê khoảng 3-4 tuần và được ức chế miễn dịch
4. Ca phẫu thuật liệu có gây tổn thương tâm lý không?
Một số người phẫu thuật mặt hay chân từng tiếc nuối cơ thể cũ hoặc cảm giác rằng hình ảnh hiện tại của họ khá mâu thuẫn. Các nghiên cứu chỉ ra rằng nhịp tim hay dạ dày có thể ảnh hưởng đến sức mạnh ý chí, cảm xúc hay ngôn ngữ của chúng ta. Không ai biết được rằng liệu người đi ra từ phòng phẫu thuật sẽ giống như người bước vào trước đó.
5. Có lợi gì khi được cấy ghép từ một cơ thể khỏe mạnh hơn không?
Nếu người nhận già hơn so với cơ thể hiến, họ có thể được trẻ hóa, do quá trình truyền máu trẻ có thể giúp tăng sức đề kháng về thể chất và chức năng nhận thức ở các loài động vật già hơn. Hiện đang có một nghiên cứu xem chúng có tác động tương tự với người mắc bệnh Alzheimer hay không.

Túi nhỏ trên quần jean dùng để đựng gì?
Bạn có bao giờ để ý đến chiếc túi bé xíu "thừa thãi" trên quần jean?

Vật thể nghi smartphone trong tranh vẽ thế kỷ 17
Trong bức tranh "Mr. Pynchon and the Settling of Springfield" người này đang cầm một đồ vật trên tay phải, trông rất giống tư thế người thời nay cầm smartphone và vuốt màn hình bằng ngón cái.

Những ngọn lửa vĩnh cửu trên thế giới
Các ngọn lửa bùng cháy một cách tự nhiên ở nhiều khu vực trên thế giới đã tồn tại qua nhiều thập kỷ hay thậm chí hàng thế kỷ.

Chuyện ăn của Từ Hy Thái hậu: Mỗi ngày 300 món, hơn trăm người phục vụ
Nếu nói tới những bậc nữ quân vương nổi tiếng trong triều đại Trung Hoa phong kiến thì tất nhiên không thể không kể tới Võ Tắc Thiên, ngoài ra còn một người nữa là Từ Hy Thái Hậu.

15 món nên ăn để lấy may trong ngày đầu năm
Theo quan niệm người Việt, đầu năm nếu ăn những món dưới đây sẽ mang lại may mắn cho cả năm.

Sự thú vị của những con số trong toán học ít ai biết tới
Cùng khám phá những điều thú vị về các con số dưới một góc nhìn hoàn toàn mới để có những khám phá thú vị về toán học và các con số.
