6 báu vật sa thạch lộ diện ở nơi bất ngờ ở Campuchia
Bên dưới đống đổ nát ở cửa ngõ một ngôi đền 800 năm tuổi, các nhà khoa học Campuchia phát hiện những báu vật bất ngờ.
Theo Cơ quan Quốc gia APSARA - đơn vị quản lý Công viên Khảo cổ Angkor của Campuchia - các báu vật vừa được phát hiện là sáu bức tượng bằng sa thạch.
Các hình ảnh APSARA cung cấp cho thấy các hiện vật được bảo tồn cực kỳ tốt dù chôn vùi bên dưới đống đổ nát.
Phế tích đền Ta Prohm, nơi ẩn chứa nhiều hiện vật tuyệt tác xứng tầm báu vật - (Ảnh: CƠ QUAN QUỐC GIA APSARA).
Theo Heritage Daily, các báu vật này được phát hiện tình cờ trong quá trình trùng tu quần thể đền Ta Prohm ở Công viên Khảo cổ Angkor.
Ta Prohm, còn được gọi là Rajavihara, được thành lập bởi Vua Jayavarman VII, vị vua đầu tiên sùng đạo Phật trong Đế quốc Khmer.
Trong suốt 37 năm trị vị, Vua Jayavarman VII đã khởi xướng một chương trình xây dựng rộng lớn bao gồm nhiều cơ sở hạ tầng công cộng và các tượng đài.
Đền Ta Prohm được xây dựng như một tu viện Phật giáo Đại thừa vào cuối thế kỷ XII, đầu thế kỷ XIII. Công trình mang cấu trúc đền Khmer "phẳng" điển hình, khác với loại đền dạng kim tự tháp.
Ngôi đền này đã bị bỏ hoang từ thế kỷ thứ XV sau sự sụp đổ của Đế chế Khmer.
Với kiến trúc độc đáo và được bao phủ bởi những rễ cây kỳ dị sau hàng trăm năm hoang phế, Đền Ta Prohm trở thành một di tích nổi tiếng và trở thành bối cảnh của bộ phim gây sốt "Lara Croft: Kẻ trộm mộ" phát hành năm 2001.
Gần đây chính quyền Campuchia đã quyết định trùng tu lại phế tích này. Một cách bất ngờ, bên dưới đống đổ nát của cửa ngõ phía Nam ngôi đền cổ, 6 bức tượng sa thạch quý giá đã được phát hiện.
Một trong các báu vật lộ diện từ cuộc khai quật mới - (Ảnh: CƠ QUAN QUỐC GIA APSARA).
Hai trong số các bức tượng mô tả Đức Phật được một con naga (con rắn) che chở, trong khi một bức tượng khác mô tả Quán Thế Âm Bồ Tát.
Hai bức tượng khác bị hư hại, trong khi hiện vật còn lại là một dạng phù điêu kỳ công với nhiều bức tượng nhỏ được điêu khắc tỉ mỉ.
Các bức tượng từ Công viên Khảo cổ Angkor luôn là các cổ vật đắt giá không chỉ bởi niên đại lâu đời, mà còn bởi tính độc đáo trong thiết kế tượng và cách chạm khắc tinh tế.

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng
Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus
Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?
Theo các nhà khảo cổ học, họ tìm ra bằng chứng thời điểm sớm nhất tổ tiên loài người không “cởi truồng” là ở những khu vực khảo cổ như Gran Dolina thuộc dãy núi Atapuerca ở Tây Ban Nha, liên quan tới loài người Homo antecessor có niên đại khoảng 780.000 năm về trước.

Phát hiện hóa thạch loài thú cổ trong hang động ở Vịnh Hạ Long
Đây là loài thú có vú, chiều dài đoán định khoảng hơn 1m, có tuổi khoảng 10.000 năm trở lại đây.

Lời trần tình của kẻ "khai quật mộ cổ"
Nhà khảo cổ kể về trải nghiệm về sự nguy hiểm và thú vui của nghề đào mộ.

Định lý Pythagore được tìm thấy trên các tấm đất sét của người Babylon cổ đại, có trước thời Pythagoras 1.000 năm
Các nhà khoa học của Đại học New South Wales đã phát hiện ra mục đích của tấm đất sét Babylon 3.700 năm tuổi nổi tiếng, tiết lộ đây là bảng lượng giác cổ nhất và chính xác nhất thế giới.
