6 bí kíp sinh tồn có thể tự cứu mạng bạn mỗi khi "ngàn cân treo sợi tóc"
Việc trang bị những kiến thức sinh tồn này sẽ giúp bạn sống sót mỗi khi lâm vào hoàn cảnh hoạn nạn.
Chúng ta biết rằng trong cuộc sống, bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra, đe dọa đến tính mạng con người.
Chính vì thế việc chuẩn bị cho mình những quy tắc để ứng cứu trong tình huống "ngàn cân treo sợi tóc" là vô cùng cần thiết.
Nằm lòng ngay những bí kíp sinh tồn này bởi bạn có thể phải sử dụng tới chúng.
1. Thoát khỏi dòng nước xiết ở bờ biển
Đừng bơi thẳng vào bờ mà hãy bơi theo đường chéo hoặc song song với bờ để thoát khỏi dòng nước.
Khi bơi trên biển, chúng ta có thể phải đối mặt với 1 hiện tượng nguy hiểm có tên gọi là "rip current" (dòng chảy xa bờ). Nó có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, cuốn bạn vào dòng nước và lôi ra xa.
Theo bản năng, bạn sẽ cố gắng bơi lên bờ càng nhanh càng tốt, nhưng điều này sẽ khiến nước cuốn bạn trôi nhanh hơn mà thôi.
Vì thế, nếu bị cuốn vào dòng nước này, đừng bơi thẳng vào bờ mà hãy bơi theo đường chéo hoặc song song với bờ để thoát khỏi dòng nước.
Dòng nước này không quá rộng, bạn hoàn toàn có thể bơi khỏi nó và tự giải cứu cho mình.
2. Trốn chạy khỏi cá sấu truy đuổi
Hãy chạy theo đường zic zắc để trốn thoát.
Khi di chuyển theo đường thẳng, cá sấu có thể chạy nhanh hơn con người. Tuy nhiên, do chân ngắn và thân dài, chúng rất vụng về khi phải rẽ ngoặt ở đâu đó. Đây là lý do tại sao chúng sẽ không đuổi bắt con mồi thường xuyên di chuyển khỏi tầm mắt của chúng.
Do đó, nếu bị một con cá sấu đuổi theo, bạn hãy chạy theo đường zic zắc để trốn thoát. Nhưng tốt nhất, bạn nên tránh xa những vùng nước nơi có cá sấu ra là hơn cả.
3. Bị sứa "tấn công" phải làm gì để không bị buốt
Rửa sạch vết thương bằng nước muối.
Bị sứa "chích", làn da, cơ thể nạn nhân sẽ có phản ứng khá mạnh như dị ứng, sốc thần kinh có thể bị nhiễm độc mạnh. Vậy nên khi không may bị sứa "tấn công", bạn hãy:
- Làm sạch vết thương và loại bỏ phần còn lại của xúc tu sứa. Để tránh bị tổn thương ở tay, bạn nên đeo găng tay, tránh để tay trần chạm vào xúc tu sứa.
- Rửa sạch vết thương bằng nước muối, chú ý không dùng nước ngọt bởi chúng có thể kích hoạt các tế bào ngấm sâu hơn.
- Để loại bỏ độc tố, bạn hãy dùng giấm táo, hoặc rượu bôi lên vết thương rồi tới gặp bác sĩ để được tư vấn, trợ giúp. Bạn cũng đừng quên uống nhiều nước trong lúc này nhé!
4. Khát khô cổ nhưng nơi đó chỉ có tuyết cũng tuyệt đối không ăn
Trong trường hợp bần cùng bất đắc dĩ, hãy chờ tuyết tan chảy rồi hãy lấy nước uống.
Một số người nghĩ rằng, tuyết cũng là nước đóng băng nên khi khát quá thì ăn tạm tuyết cũng được. Nhưng khi gặp tình huống nguy kịch, bạn không nên làm điều này.
Đây không còn nằm ở vấn đề là tuyết lạnh có thể khiến bạn bị viêm họng nữa mà chúng sẽ làm lạnh cơ thể bạn. Lúc này, cơ thể sẽ phải tiêu tốn thêm năng lượng để giữ ấm. Trong trường hợp bần cùng bất đắc dĩ, hãy chờ tuyết tan chảy rồi hãy lấy nước uống.
5. Dập tắt 1 chiếc chảo đang cháy
Dùng 1 tấm vải cotton lớn hoặc dùng hỗn hợp muối ăn, nước, muối amoniac để dập lửa.
Khi dầu trong chảo quá nóng, mà đầu bếp không để ý khiến lửa bắt vào chảo. Lúc này nhiều người sẽ nghĩ lấy nước đổ vào để dập lửa phải không?
Nhưng đây là điều tối kị đấy! Bởi đổ nước vào chảo dầu sẽ khiến ngọn lửa bùng cháy mạnh hơn, dầu sẽ bắn tung tóe khắp nơi.
Nếu ngọn lửa nhỏ, bạn có thể bỏ chút baking soda vào chảo, nó sẽ hấp thụ oxy. Tuy nhiên, cách hiệu quả nhất là bạn nên dùng 1 tấm vải cotton lớn hoặc dùng hỗn hợp muối ăn, nước, muối amoniac để dập lửa.
Muối ăn có tác dụng hấp thụ nhiệt và cách ly sự tiếp xúc của đám cháy với oxy trong không khí. Đồng thời, muối amoni cũng sản sinh ra CO2 nên sẽ dập được đám cháy rất nhanh chóng.
6. Khi bị 1 vết cắt quá sâu
Đừng chạm vào vết thương mà hãy nhanh chóng tới bệnh viện.
Bạn cho rằng khi bị cứa vào tay, hãy nhanh chóng lấy mảnh vỡ ra và làm lành vết thương? Điều đó đúng với vết thương nhỏ, nhưng với vết thương sâu, bạn không nên tự mình loại bỏ vết thương bởi nó chỉ làm bạn mất nhiều máu và làm vết thương nặng hơn mà thôi.
Tốt nhất là bạn đừng chạm vào vết thương mà hãy nhanh chóng tới bệnh viện hoặc gọi xe cứu thương tới trợ giúp nhé.