6 giai thoại phổ biến về vũ trụ khác xa so với thực tế

Chắc chắn đã có lúc bạn ao ước mình được đi vào khoảng không vũ trụ để ngắm các hành tinh hay được tìm hiểu xem con người sẽ ra sao nếu bị rơi vào hố đen. Về cơ bản, đa phần kiến thức hiện nay chúng ta biết được về vũ trụ là từ những câu chuyện có phần hư cấu trong các cuốn sách hay các bộ phim của Hollywood.

Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh rằng có rất nhiều điều mà mọi người đang lầm tưởng về vũ trụ. Dưới đây là 6 giai thoại phổ biến nhất về vũ trụ khác xa so với thực tế sẽ khiến bạn không khỏi ngỡ ngàng.

Giai thoại 1: Trái Đất hình tròn

Bạn chắc hẳn sẽ nghĩ đây là một điều nghiễm nhiên. Tất cả chúng ta đều đã được học từ thời tiểu học rằng: Trái Đất không phải là một hình vuông hay mặt phẳng, mà là hình tròn. Điều này đã được Copernicus khẳng định lần đầu tiên và sau đó đã được chứng minh với chuyến đi vòng quanh thế giới của Magellan. Tuy nhiên, Trái Đất có phải có hình tròn như chúng ta tưởng tượng hay không?

6 giai thoại phổ biến về vũ trụ khác xa so với thực tế
Trái Đất của chúng ta được các nhà khoa học gọi là hình Geoid.

Thực tế: Hành tinh của chúng ta không hẳn là hình tròn. Hình dạng chính xác của Trái Đất được các nhà khoa học gọi là hình "Geoid", hình dạng lý tưởng của bề mặt đại dương khi chỉ bị ảnh hưởng bởi duy nhất trọng lực. Khi được yêu cầu mô tả về Trái Đất, chắc hẳn mọi người sẽ đề cập tới một quả địa cầu hay một quả bóng. Tuy nhiên, từ mô tả chính xác nhất phải là "Geoid". Trên thực tế, Trái Đất phình rộng ở đường xích đạo và phẳng ở hai cực. Ngoài ra, sự xói mòn và chuyển động liên tục của các mảng kiến tạo khiến bề mặt của hành tinh chúng ta liên tục thay đổi. Nhìn chung, Trái Đất có hình cầu méo chứ không phải là hình tròn lý tưởng.

Giai thoại 2: Mặt trăng có mặt tối

Khi nói về mặt tối của mặt trăng, chúng ta thường nghĩ rằng đó là mặt ở bên phía không có mặt trời chiếu vào. Vậy có điều gì ở mặt bên kia của mặt trăng nơi con người không nhìn thấy được?

6 giai thoại phổ biến về vũ trụ khác xa so với thực tế
Để xem được mặt còn lại của mặt trăng, chúng ta phải bay khỏi Trái Đất để vào không gian.

Thực tế: Cả Trái Đất và mặt trăng xoay đồng thời với nhau, điều đó có nghĩa là chúng ta không thể nào nhìn thấy mặt kia của mặt trăng ở trên bề mặt Trái Đất. Để xem được mặt còn lại của mặt trăng, chúng ta phải bay khỏi Trái Đất để vào không gian. Thực tế, khi mặt trăng tự quay quanh trục thì phần lớn bề mặt của nó cũng được ánh nắng chiếu vào một cách thường xuyên. Vì vậy, không có mặt tối nào xuất hiện trên mặt trăng.

Giai thoại 3: Sao Thủy là hành tinh nóng nhất hệ mặt trời

Nhiều người cho rằng, sao Thủy là hành tinh có nhiệt độ nóng nhất hệ mặt trời vì đó là hành tinh gần mặt trời nhất. Nghe có vẻ rất hợp lý nhưng gần nhất không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với nóng nhất.

6 giai thoại phổ biến về vũ trụ khác xa so với thực tế
Bầu khí quyển của sao Thủy rất loãng nên khả năng giữ nhiệt của nó là cực kì kém.

Thực tế: Nhiệt độ trong ngày của sao Thủy là khoảng 420 độ C và một ngày của hành tinh này bằng khoảng 58 ngày trên Trái Đất. Tuy nhiên, vì bầu khí quyển rất loãng nên khả năng giữ nhiệt của sao Thủy là cực kì kém. Nhiệt độ ở bên phía không có ánh sánh chiếu vào của hành tinh này thường chỉ là -173 độ C. Nếu so sánh thì hai cực của Trái Đất vẫn còn ấm áp hơn nhiều so với sao Thủy.

Giai thoại 4: Bạn sẽ nổ tung nếu không mặc đồ bảo hộ vũ trụ

Phim Hollywood khiến nhiều người tin rằng nếu rơi ra ngoài không gian mà không có đồ bảo hộ thì cơ thể chúng ta sẽ nổ tung. Ở thời điểm bạn bỏ mũ ra, đầu bạn ngay lập tức sưng to lên và phát nổ. Việc ra ngoài không gian mà không có đồ bảo hộ vũ trụ thật sự là ngu ngốc và chỉ cần nửa phút ở ngoài thôi là cũng đủ để giết một người khỏe mạnh rồi. Tuy nhiên, cái chết không hề khủng khiếp như nó được mô tả trên phim.

6 giai thoại phổ biến về vũ trụ khác xa so với thực tế
Mặc dù cái chết ở ngoài không gian chẳng thú vị gì nhưng ít nhất là nó cũng không khủng khiếp như trên phim.

Thực tế: Khi bạn đi vào trong không gian mà không mặc đồ bảo hộ thì các mạch máu trong cơ thể dưới sự thay đổi đột ngột của áp suất sẽ mở rộng ra cho đến khi bị vỡ tung và gây ra hiện tượng xuất huyết trong cục bộ. Ngoài ra, cơ thể còn cảm thấy cực kì đau đớn khi bị nghẹt thở do thiếu oxy. Tuy nhiên, xương, nội tạng và da sẽ vẫn còn nguyên vẹn chứ không nổ tung. Mặc dù cái chết ở ngoài không gian chẳng thú vị gì nhưng ít nhất là nó cũng không khủng khiếp như trên phim.

Giai thoại 5: Mặt trời màu vàng

Tùy vào thời điểm trong ngày và vị trí của mặt trời, đôi lúc chúng ta thấy mặt trời màu đỏ, đôi lúc chúng ta thấy mặt trời màu cam và thường thì mọi người thấy mặt trời có màu vàng. Tuy nhiên, sự thật lại khác hẳn với suy nghĩ của số đông.

6 giai thoại phổ biến về vũ trụ khác xa so với thực tế
Nếu có cơ hội được chiêm ngưỡng mặt trời từ tàu không gian thì bạn sẽ thấy nó chỉ có màu trắng.

Thực tế: Mặt trời phát ra ánh sáng trắng. Chúng ta hay lầm tưởng là mặt trời có màu vàng vì chỉ có các sóng ánh sáng dài như vàng và đỏ là đến được mắt chúng ta mà ít bị bầu khí quyển chặn lại. Trong khi đó, các sóng ánh sáng ngắn như tím hay xanh lá cây bị chặn lại rất nhiều. Vì vậy, nếu có cơ hội được chiêm ngưỡng mặt trời từ tàu không gian thì bạn sẽ thấy nó chỉ có màu trắng.

Giai thoại 6: Lỗ đen hút mọi thứ xung quanh nó

6 giai thoại phổ biến về vũ trụ khác xa so với thực tế
Các hố đen có khối lượng hữu hạn nên lực hấp dẫn của chúng cũng là hữu hạn.

Một lần nữa, Hollywood lại khiến mọi người hiểu nhầm khi cho rằng lỗ đen hút mọi thứ trên đường đi của nó và có một lực siêu hấp dẫn.

Thực tế: Hãy thử tưởng tượng mặt trời bị biến thành một hố đen. Trái Đất sẽ rơi vào thời kì lạnh giá và con người sẽ chết cóng. Tuy nhiên, hành tinh của chúng ta sẽ không bị hút vào lỗ đen. Các hố đen có khối lượng hữu hạn nên lực hấp dẫn của chúng cũng là hữu hạn. Các nhà khoa học không chắc điều gì sẽ xảy ra nếu bạn bị rơi vào lỗ đen nhưng ít nhất, họ có thể khẳng định với bạn là lỗ đen không có lực siêu hấp dẫn như bạn nhầm tưởng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Theo chuyên gia Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam, 2018 sẽ là một năm hấp dẫn với người yêu thích quan sát bầu trời, trong đó đặc biệt nhất là hai lần nguyệt thực toàn phần.

Đăng ngày: 02/08/2018
Khoảnh khắc thú vị Mặt trời nằm ngay đường chân trời Trái đất

Khoảnh khắc thú vị Mặt trời nằm ngay đường chân trời Trái đất

Đừng bỏ lỡ cơ hội chiêm ngưỡng khoảnh khắc hiếm gặp giữa Mặt trời và Trái đất này. Khoảnh khắc hiếm gặp khi mặt trời nằm gọn trên đường chân trời, tỏa sáng hoàn hảo, lung linh nhất.

Đăng ngày: 22/07/2018
Kỳ thú cụm sao hình cầu mới trong thiên hà Milky Way

Kỳ thú cụm sao hình cầu mới trong thiên hà Milky Way

Tiến sĩ Denilso Camargo của Colégio Militar de Porto Alegre, Brazil phát hiện năm cụm sao cầu mới trong thiên hà Milky Way, được xem là chứa hàng trăm nghìn hoặc có thể là một triệu ngôi sao.

Đăng ngày: 22/07/2018
Vì sao nhìn sao Hỏa như đang chuyển động lùi?

Vì sao nhìn sao Hỏa như đang chuyển động lùi?

Trong năm 2018 này, chuyển động nghịch của sao Hỏa bắt đầu vào ngày 28/6 và theo hướng Tây sang Đông trên bầu trời mà chúng ta nhìn thấy.

Đăng ngày: 21/07/2018
MIT chế tạo súng bắn tơ để di chuyển trong không gian phi trọng lực

MIT chế tạo súng bắn tơ để di chuyển trong không gian phi trọng lực

Các nhà du hành vũ trụ sẽ sử dụng một súng bắn tơ lấy cảm hứng từ loài nhện để kéo cơ thể từ điểm này sang điểm khác

Đăng ngày: 21/07/2018
Kỳ bí loạt ngọn núi mới trên sao Diêm Vương được xác định

Kỳ bí loạt ngọn núi mới trên sao Diêm Vương được xác định

Ngày 12/7/2018, tàu vũ trụ New Horizon có dịp khám sát qua bề mặt sao Diêm vương và công bố nhiều thông tin thú vị mới.

Đăng ngày: 21/07/2018
Tìm thấy 2 hành tinh

Tìm thấy 2 hành tinh "song sinh" khác Hệ Mặt trời

Nhóm nghiên cứu của Đại học Hawaii và Đại học Arizona (Mỹ) đã sửng sốt khi quan sát được một hành tinh mới mang tên 2MASS 0249 c quay quanh một cặp sao lùn đỏ.

Đăng ngày: 21/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News