’6 không’ để hạn chế ảnh hưởng của rượu

Uống rượu vui xuân mới nhưng đừng quên nhiệm vụ bảo vệ sức khỏe. Các bác sỹ Khoa Dinh dưỡng học thuộc Bệnh viện Nhân dân Trung Quốc đưa ra những nguyên tắc sau để hạn chế phần nào ảnh hưởng xấu của rượu tới ngày xuân của bạn.

1. Không uống rượu cùng cà phê

Cả hai chất cùng gây kích thích hưng phấn cho cơ thể, nhưng rượu đem lại cảm giác đê mê, không tỉnh táo, chân tay như mất lực thì cà phê lại “chấn hưng” tinh thần, giúp tỉnh táo. Do đó, nếu hai đại kỵ này gặp nhau tất sẽ xảy ra phản ứng kịch liệt, gây trúng độc cho cơ thể.

Uống đồng thời rượu và cà phê sẽ gây thêm áp lực cho đại não, kích thích huyết quản căng phồng, đẩy nhanh tuần hoàn máu, tạo thêm gánh nặng cho tim, có hại gấp nhiều lần so với khi chỉ uống rượu đơn thuần. Thậm chí, nếu bị trúng độc mạnh sẽ nguy hại đến tính mạng.

2. Không uống rượu trong và sau khi mắc cảm cúm

Người mắc cảm cúm nếu uống rượu sẽ làm bệnh tình thêm trầm trọng. Bởi, bản thân người mắc cảm cúm đã có thân nhiệt cao cần phải uống thuốc hạ nhiệt. Nếu uống rượu, hai chất trong rượu và thuốc sẽ phản ứng với nhau, làm tổn thương gan, thậm chí nguy hại tính mạng.

3. Tránh tuyệt đối uống rượu đối với người mắc bệnh gan

Những người mắc bệnh viêm gan cấp và mãn tính, gan nhiễm mỡ, xơ gan, tiểu đường cần phải tránh xa mọi loại rượu, dù là rượu, bia có độ cồn thấp. Bởi chính rượu là một trong những tác nhân gây ra các chứng bệnh trên, nếu vẫn uống rượu chẳng khác nào “đổ thêm dầu vào lửa” khiến bệnh tình càng trở lên nghiêm trọng.

4. Không nên uống trà ngay sau khi uống rượu

Đây là thói quen của rất nhiều người. Sau khi uống rượu, 80% phân tử rượu sẽ bị phân hủy thành các phân tử nước và khí cácbonnic đồng thời bị bài tiết ra khỏi cơ thể, do đó có tác dụng giã rượu nhanh chóng.

Quá trình phân giải này cần 2-4 giờ, nếu uống trà trong khoảng thời gian này sẽ làm cho aldehyde trong rượu bị bài tiết nhanh chóng qua thận gây tổn thương thận, làm giảm khả năng bài tiết chất cặn bã của thận.

Đồng thời, uống quá nhiều trà và rượu cùng lúc khiến tim và thận phải hoạt động hết công suất liên tục để phân hóa hai loại chất đối lập này, đặc biệt không tốt cho những người cao huyết áp, đau thắt động mạch vành.

5. Không dùng bất cứ loại thuốc nào sau khi uống rượu

Uống thuốc ngay sau khi uống rượu sẽ sản sinh tác dụng phụ như: nhịp đập của tim loạn xạ, huyết áp tăng cao, gây áp lực cho não, căng thẳng thần kinh đồng thời làm giảm tác dụng của thuốc.

Do đó, không nên dùng bất cứ loại thuốc nào kể cả là thuốc chống say, chống dị ứng, hạ huyết áp, thuốc ngủ…

6. Không xem tivi sau khi uống rượu

Sau khi uống rượu, vùng da ở mắt bị kích thích mạnh, các mạch máu nhỏ hoạt động không ngừng nghỉ, nếu uống quá nhiều rượu, sẽ càng kích thích chúng hoạt động, gây tổn thương nghiêm trọng cho mắt. Xem tivi càng làm cho mắt thêm mệt mỏi, thị lực giảm sút.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vẫn có thể hồi sinh người đã chết

Vẫn có thể hồi sinh người đã chết

Một bác sĩ tuyên bố rằng, con người có thể hồi sinh vài giờ sau khi họ dường như đã chết. Điều này mở ra hy vọng về việc cứu sinh mạng người từ tay của tử thần.

Đăng ngày: 01/04/2025
Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

Đăng ngày: 31/03/2025
12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật

12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật

Chất đạm được xem là nền tảng của cuộc sống do nó là dưỡng chất tạo thành các axít amin thúc đẩy sự phát triển và phục hồi của tế bào.

Đăng ngày: 29/03/2025
Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Đăng ngày: 26/03/2025
Lịch sử tình dục của loài người

Lịch sử tình dục của loài người

Chim làm chuyện ấy, ong làm chuyện ấy, con người từ thuở sơ khai cũng đã làm chuyện ấy. Nhưng hoạt động này đã thay đổi như thế nào trong hàng nghìn năm qua, và thậm chí chỉ trong vài thập kỷ vừa rồi?

Đăng ngày: 24/03/2025
Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu

Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu

Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, do virus Varicella Zoster gây ra và thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân.

Đăng ngày: 22/03/2025
Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?

Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?

Bóng cười là khí gây cười, tên hóa học là Đinitơ monoxit hay nitrous oxide, là hợp chất hóa học với công thức N2O. Khi bơm vào bóng bay, gọi là bóng cười (funkyball).

Đăng ngày: 19/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News