600 loài thực vật biến mất, đe dọa cả sự sinh tồn của con người

Hãng tin BBC ngày 11/6 dẫn một nghiên cứu mới toàn diện của các nhà khoa học tại Royal Botanic Gardens, Kew và Đại học Stockholmcho biết đã có gần 600 loài thực vật biến mất khỏi tự nhiên trong vòng 250 năm qua.

600 loài thực vật biến mất, đe dọa cả sự sinh tồn của con người
Tình trạng phá rừng ở Sumatra - (Ảnh: GETTY IMAGES).

Con số này dựa trên khảo sát về sự tuyệt chủng thực tế chứ không phải ước tính và nó gấp đôi so với nạn tuyệt chủng ở loài chim, động vật có vú và loài lưỡng cư cộng lại.

Một số loài đã bị mất đi bao gồm gỗ đàn hương Chile vốn được khai thác để lấy tinh dầu, cây ba kích có dải dù đời sống của loài này diễn ra phần lớn dưới lòng đất và cây ô liu St Helena cho hoa màu hồng.

Tuy nhiên, cũng có một số loài thực vật tưởng đã tuyệt chủng được phát hiện trở lại, chẳng hạn loài hoa crocus Chile.

600 loài thực vật biến mất, đe dọa cả sự sinh tồn của con người
Loài cây St Helena Olive đã tuyệt chủng vào năm 2003 - (Ảnh: REBECCA CAIRN WICKS).

"Nếu như hầu hết mọi người có thể kể tên vài loài động vật có vú hoặc chim đã bị tuyệt chủng trong những thế kỷ gần đây thì lại rất hiếm người có thể kể tên dăm loài thực vật ở tình trạng tương tự", tiến sĩ Aelys Humphreys đến từ Đại học Stockholm cho biết.

"Nghiên cứu này cũng là lần đầu tiên giúp chúng tôi có cái nhìn tổng quan về những loài thực vật nào đã tuyệt chủng, nơi chúng biến mất và sự việc đã xảy ra nhanh như thế nào", bà nói thêm.

Tất cả sự sống trên trái đất vốn phụ thuộc vào thực vật. Thực vật tuyệt chủng có thể kéo theo sự tuyệt chủng ở các loài khác như côn trùng - loài lấy thực vật làm thức ăn và đẻ trứng.

"Sự tuyệt chủng thực vật là tin xấu cho tất cả các loài", tiến sĩ Eimear Nic Lughadha - đồng nghiên cứu và nhà khoa học bảo tồn tại Royal Botanic Gardens, Kew lo lắng.

"Hàng triệu loài khác phụ thuộc vào thực vật để sinh tồn, bao gồm cả con người, vì vậy việc biết thế giới đang mất đi những loài thực vật nào và từ đâu sẽ giúp chúng ta có sự chuẩn bị cần thiết đối với các loài khác", bà giải thích thêm.

600 loài thực vật biến mất, đe dọa cả sự sinh tồn của con người
Các nhà nghiên cứu làm công tác bảo quản các mẫu thực vật bị tuyệt chủng - (Ảnh: RBG KEW).

Các nhà nghiên cứu đang kêu gọi thực hiện một số biện pháp để ngăn chặn sự tuyệt chủng của thực vật:

  • Tiến hành ghi nhận lại thông tin về tất cả các loài thực vật trên thế giới;
  • Hỗ trợ thảo mộc, bảo quản mẫu vật thực vật cho hậu thế;
  • Hỗ trợ các nhà thực vật học;
  • Đưa vào giảng dạy trẻ em biết cách xem và nhận biết các loài thực vật địa phương...

Các nhà khoa học cho biết tình trạng tuyệt chủng ở thực vật đang diễn ra với tốc độ nhanh hơn tới 500 lần so với dự báo. Tháng 5 vừa qua, một báo cáo của Liên Hợp Quốc ước tính rằng một triệu loài động vật và thực vật bị đe dọa tuyệt chủng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Ve sầu đầu dài lần đầu ghi nhận tại Việt Nam

Ve sầu đầu dài lần đầu ghi nhận tại Việt Nam

Trên thế giới chỉ có ba loài thuộc giống ve sầu đầu dài được công bố. Tại Việt Nam mẫu vật có ở Thừa Thiên - Huế và Đà Nẵng.

Đăng ngày: 12/06/2019
Phát hiện 4 loài bướm đêm kích thước bằng con muỗi

Phát hiện 4 loài bướm đêm kích thước bằng con muỗi

Những sinh vật mới được tìm thấy trên quốc đảo vùng Caribe thuộc nhóm bướm đêm nhỏ, với kích thước chỉ tương đương loài muỗi.

Đăng ngày: 12/06/2019
Tưởng là Photoshop nhưng những quả chuối xanh lam này có thật

Tưởng là Photoshop nhưng những quả chuối xanh lam này có thật

Chuối xanh làm mà cũng có thật các ông ạ.

Đăng ngày: 11/06/2019
Tại sao vi khuẩn dịch hạch không thể bị diệt trừ hoàn toàn trên hành tinh?

Tại sao vi khuẩn dịch hạch không thể bị diệt trừ hoàn toàn trên hành tinh?

Các chuyên gia cho rằng, bệnh truyền nhiễm cấp tính tối nguy hiểm này đang quay trở lại, bệnh này vẫn còn phổ biến ở những vùng khác nhau trên thế giới. Vì sao “tử thần đen” tồn tại dai dẳng như vậy?

Đăng ngày: 11/06/2019
Phát hiện loài cây ăn thịt đáng sợ tại Canada

Phát hiện loài cây ăn thịt đáng sợ tại Canada

Lần đầu tiên ở Bắc Mỹ, các nhà khoa học vừa phát hiện ra loài cây ăn thịt đáng kinh ngạc, nó không chỉ ăn sâu bọ mà còn ăn cả các loài bò sát.

Đăng ngày: 10/06/2019
Virus dưới đáy đại dương chứa enzyme có thể trị bệnh viêm phổi

Virus dưới đáy đại dương chứa enzyme có thể trị bệnh viêm phổi

Loại enzyme cytochrom P450 có trong gene phức của virus được tìm thấy sẽ có những đóng góp to lớn trong y học.

Đăng ngày: 07/06/2019
Cây táo hiện đại là giống lai của ít nhất 4 quần thể táo hoang

Cây táo hiện đại là giống lai của ít nhất 4 quần thể táo hoang

Dữ liệu hóa thạch và di truyền cho thấy những trái táo lớn đã phát triển vài triệu năm trước khi con người bắt đầu biết trồng trọt.

Đăng ngày: 06/06/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News