7 lầm tưởng kinh điển về sức khỏe mà bạn vẫn đang tin

Hóa ra là chúng ta vẫn tin sái cổ những lời truyền tai sức khỏe này, check ngay xem bạn có dễ bị dắt mũi không nhé!

"Ngồi xa tivi ra không lại cận bây giờ!", "Cấm không được đọc truyện trong chăn!", "Ăn nhiều cái này, uống vitamin đi cho bổ này"…l à những câu cảnh báo chúng ta vẫn thường được cha mẹ, người thân nhắc nhở...

Nhưng liệu rằng những điều này có thực sự đúng không?

1. Đã tiêm vaccine cúm thì không thể bị cúm

7 lầm tưởng kinh điển về sức khỏe mà bạn vẫn đang tin

Đây được cho là 1 trong những nhầm tưởng của rất nhiều người. Nhưng bạn cần hiểu rằng, cúm có rất nhiều chủng loại khác nhau, virus cúm có khả năng thay đổi, hoặc đột biến nhanh.

Không những thế, hiệu quả bảo vệ của vaccine không thể đạt 100%, nó chỉ ở mức 50 - 70%. Khi tiêm vaccine vào cơ thể, chúng sẽ làm yếu virus, vì thế bệnh của bạn sẽ không quá nặng, ít gặp biến chứng hơn.

2. Đọc sách trong bóng tối gây cận thị

7 lầm tưởng kinh điển về sức khỏe mà bạn vẫn đang tin

Có lẽ đây là điều mà chúng ta được nghe nhiều nhất. Tuy nhiên, sự thực thì chưa có nghiên cứu nào chứng minh chuyện đọc sách trong bóng tối làm giảm thị lực.

Nghiên cứu trước kia mới chỉ đưa ra được một số nguyên nhân gây cận thị, trong đó có yếu tố di truyền gây tác động lớn nhất. Ngoài ra, tác động từ môi trường ngoài cũng có thể gây cận thị.

Tuy nhiên nói vậy không có nghĩa đọc sách trong bóng tối là tốt. Dù mắt của chúng ta có khả năng điều tiết với các mức độ ánh sáng, nhưng việc phải điều tiết quá lâu sẽ gây mỏi mắt và đau đầu. Ngoài ra, đọc sách quá lâu vào ban đêm khiến bạn thiếu ngủ và tất nhiên điều này không hề tốt cho sức khỏe của bạn.

3. Ngồi sát màn hình TV gây hỏng mắt?

7 lầm tưởng kinh điển về sức khỏe mà bạn vẫn đang tin

Theo bác sĩ Lee Duffner từ khoa dược ĐH Stanford thì việc ngồi sát TV sẽ không khiến bạn hỏng thị lực.

Đó là vì TV thời xưa có thể phát ra tia X - nồng độ gấp 10 đến 100.000 lần so với mức cho phép. Nhưng ngày nay, ngồi gần TV đã không còn nguy hiểm như thời xưa nữa.

Dẫu vậy, ngồi gần TV quá lâu sẽ gây đau đầu và mỏi mắt, nhất là khi xem trong tư thế nằm hoặc xem trong điều kiện ánh sáng không phù hợp. Vì thế, tốt nhất bạn hãy giữ khoảng cách để tránh tác dụng phụ không mong muốn.

4. Hôi miệng chỉ có liên quan đến bệnh răng miệng mà thôi

7 lầm tưởng kinh điển về sức khỏe mà bạn vẫn đang tin

Hầu hết mọi người tin hơi thở hôi là do bạn gặp vấn đề nha khoa (răng sâu, viêm lợi hay bạn ăn uống thực phẩm nặng mùi).

Đôi khi, hơi thở của bạn cũng sẽ có mùi nếu gặp 1 số vấn đề về nội tạng (như thận, phổi, ruột). Chính vì thế, bạn nên đến bác sĩ thăm khám sức khỏe nếu có triệu chứng này.

5. Uống nhiều nước sẽ làm làn da sạch mụn

7 lầm tưởng kinh điển về sức khỏe mà bạn vẫn đang tin

Chắc chắn là uống đủ nước sẽ giúp làn da của bạn thoát khỏi tình trạng khô, nhăn và các vấn đề nám, sạm, tàn nhang... nhưng chúng không phải là phương thuốc chữa mụn trứng cá.

Amy Ross - bác sĩ da liễu ở Palm Harbor cho biết: "Một trong những nguyên nhân chính gây ra mụn trứng cá là sự tích tụ các tế bào da chết và dầu trên da. Nó không liên quan gì đến việc bạn uống ít nước cả". Tuy nhiên, uống đủ nước cũng sẽ khiến cơ thể được thanh lọc, loại bỏ tạp chất trong cơ thể tốt hơn.

6. Tế bào não có thể được phục hồi

7 lầm tưởng kinh điển về sức khỏe mà bạn vẫn đang tin

Trong một thời gian dài, người ta tin rằng các tế bào não người lớn không thể phục hồi. Tuy nhiên, điều đó không đúng.

Trên thực tế, có một quá trình gọi là "neurogenesis" - khi chúng tạo ra các nơ-ron mới trong vùng hippocampus. Đây là 1 phần quan trọng của bộ não - chịu trách nhiệm học tập, trí nhớ dài hạn và cảm xúc.

7. Khi ốm thì không được ăn kem

7 lầm tưởng kinh điển về sức khỏe mà bạn vẫn đang tin

Nhiều người cho rằng ăn kem khi bị ốm sẽ càng làm ốm nặng thêm, đặc biệt là khi bạn bị viêm họng.

Tuy nhiên, hiện tượng viêm bao gồm những triệu chứng "sưng, nóng, đỏ và đau", chính vì thế, nếu ăn 1 chút kem lạnh - "đắp" lên chỗ bị viêm (bị sưng, đỏ) sẽ làm mạch máu nuôi nơi đó bị co lại, nghĩa là làm bớt máu dồn lên đó, giảm sưng, đau.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách chữa bệnh rận mu cực đơn giản và rẻ tiền

Cách chữa bệnh rận mu cực đơn giản và rẻ tiền

Rận mu có tên khoa học Pthirus pubis, là một loại côn trùng sống ký sinh và gây bệnh ở con người, phổ biến ở vùng lông mu của con người, thậm chí chúng có thể sống trên các khu vực có lông khác, bao gồm cả lông mi, gây ra bệnh rận mu.

Đăng ngày: 25/02/2018
Sơn nhiễm chì, thủy ngân hủy hại sức khỏe bạn thế nào?

Sơn nhiễm chì, thủy ngân hủy hại sức khỏe bạn thế nào?

Tiếp xúc nhiều với sơn nhiễm chì, thủy ngân thời gian dài sẽ dẫn đến đau đầu, chóng mặt, lên cơn hen, ảnh hưởng tới hệ thần kinh.

Đăng ngày: 25/02/2018
Nam giới hút thuốc không nên sử dụng vitamin B liều cao

Nam giới hút thuốc không nên sử dụng vitamin B liều cao

Từ lâu, vitamin B6 và B12 được các công ty dược quảng cáo là những thuốc uống bổ sung giúp tăng cường năng lượng, cải thiện quá trình trao đổi chất, thậm chí được cho là giúp giảm nguy cơ ung thư.

Đăng ngày: 25/02/2018
Cách cúng vía thần tài mùng 10 tháng Giêng

Cách cúng vía thần tài mùng 10 tháng Giêng

Ngày vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng là một trong những dịp quan trọng để những người kinh doanh cầu tài lộc, sung túc và may mắn.

Đăng ngày: 25/02/2018
Chuyên gia tự bẻ khớp tay suốt 60 năm liền chỉ để chứng minh một điều nho nhỏ

Chuyên gia tự bẻ khớp tay suốt 60 năm liền chỉ để chứng minh một điều nho nhỏ

Đôi khi cảm thấy cơ thể mệt mỏi hoặc có vẻ căng cứng, bạn vẫn thường vặn mình và nghe thấy những tiếng lục khục trong khớp.

Đăng ngày: 07/12/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News