700 triệu nghìn tỉ hành tinh không "cái" nào như Trái đất
Các nhà khoa học NASA cho biết có hơn 700 triệu nghìn tỉ hành tinh ở thiên hà đã được biết đến, tuy nhiên không nơi nào con người có thể sinh tồn được như Trái đất.
Trước đây, các nhà khoa học tin rằng sẽ tìm được một nơi nào đó có khí quyển và môi trường giống Trái đất. Đây được cho là "nguyên lý Corpenich", trong đó khẳng định không chỉ Trái đất có điều kiện giúp cơ thể sống phát triển.
Trái đất là hành tinh duy nhất đáp ứng mọi yêu cầu cho sự sống sinh sôi.
Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng Trái đất là hành tinh duy nhất đáp ứng mọi yêu cầu cho sự sống sinh sôi.
Nhà thiên văn học Erik Zackrisson từ đại học Uppsala, Thụy Điển đã sử dụng mô hình máy tính nhằm xác định số lượng tất cả các hành tinh trong thiên hà và khả năng sự sống sinh tồn trên đó. Theo báo cáo trên trang Scientific American, mô hình máy tính của Erik mô phỏng lại phiên bản thiên hà thuở hồng hoang.
Sau đó, Erik đưa vào đó mọi dữ liệu cần thiết, chẳng hạn các bằng chứng mà nhà bác học Kepler từng công bố hoặc các thuật toán tìm ra nhờ sử dụng quy tắc vật lý. Với kết quả thu được, các nhà khoa học khẳng định 700 triệu nghìn tỉ hành tinh không hề xuất hiện thực thể nào giống Trái đất.
Các nhà thiên văn cho rằng hầu hết các hành tinh đều quá già cỗi và Trái đất vẫn là tương đối "trẻ" cũng như vị trí đặc biệt của nó trong hệ ngân hà. Kết quả này đã được công bố trên tạp chí khoa học Astrophysical Journal.
Hiện chỉ có Trái đất là tồn tại sự sống.
"Thật là dị thường khi hiện nay chúng ta có thể tính toán được những điều tưởng chừng bất khả", đồng tác giả Andrew Benson từ Đài quan sát Carnegie tại California trả lời trên Scietific American.
Dù vậy, Erik khẳng định sẽ còn nhiều điểm sai sót trong tính toán hiện nay. Những gì chúng ta biết hiện tại về 700 triệu nghìn tỉ hành tinh này là vô cùng thiếu sót.
Các nhà khoa học tin rằng hệ mặt trời được hình thành từ 4,6 tỉ năm trước và chỉ 8% trong số những hành tinh có khả năng đem lại sự sống được hình thành. Hàng trăm ngàn tỉ hành tinh khác có khả năng cấu thành sự sống thực sự vẫn chưa "chào đời".
Sứ mệnh Kepler mà NASA thực hiện là tìm một hành tinh có sự sống như Trái đất.

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết
Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?
Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!
Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời
Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử
Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch
Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.
