8 nước chi tiền chế tạo tàu kéo rác đầu tiên trong vũ trụ
Tám quốc gia sẽ hỗ trợ xây dựng một phần của vệ tinh đầu tiên thế giới được thiết kế riêng để dọn rác trong vũ trụ bằng cách kéo chúng về bầu khí quyển Trái đất để đốt.
Hình ảnh minh họa máy dọn rác vũ trụ. (Ảnh: ESA).
Theo tờ Dailymail, công ty Anh Elecnor DEIMOS sẽ phối hợp với công ty khởi nghiệp Thụy Sĩ Clearspace trong thiết kế hệ thống kiểm soát quỹ đạo và độ cao để định hướng cho thiết bị thu gom rác.
Thiết bị này trị giá 100 triệu bảng Anh, sẽ được phóng vào vũ trụ năm 2025 trong “sứ mệnh liều chết robot”. Theo đó, cỗ máy sẽ thu gom từng mẩu rác trong vũ trụ, phá hủy rác và bản thân bằng cách bốc cháy trong bầu khí quyển Trái đất ở khoảng cách an toàn.
Cỗ máy tiến tới mảnh rác vũ trụ. (Ảnh: Clearspace).
Cỗ máy, có tên gọi “The Claw”, đang được Clearspace xây dựng với sự hỗ trợ của Công ty Vũ trụ châu Âu (ESA) và 8 quốc gia.
The Claw sẽ dùng các “càng” để thu gom mảnh rác, sau đó đưa nó quay trở lại bầu khí quyển Trái đất một cách có kiểm soát.
Dùng "càng" gắp gọn rác. (Ảnh: Clearspace).
Kéo rác vũ trụ về bầu khí quyển sẽ giúp rác được phân hủy an toàn và tránh xa sự sống bên dưới, đồng thời tránh va chạm với các vật thể đang quay quanh quỹ đạo khác.
Công ty quốc phòng và hàng không vũ trụ Elecnor DEIMOS sẽ thiết kế hệ thống kiểm soát quỹ đạo và độ cao AOCS để định hướng và vị trí thiết bị sao cho nó có thể “gắp” được rác trong vũ trụ.
Từ mùa thu năm 1957 tới nay, đã có 10.000 vệ tinh quanh quỹ đạo. Phần lớn không còn hoạt động hoặc bị phá hủy, tạo ra khoảng 160 triệu vật thể lơ lửng quanh quỹ đạo. Phần lớn là rác vũ trụ có kích thước từ vài cm đến vài mét.
Sứ mệnh của Clearspace là cuộc thử nghiệm để tìm kiếm giải pháp lâu dài, bền vững hơn với vấn đề rác vũ trụ.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Tổng quan về sao Thiên Vương
Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.
