Bí ẩn bất ngờ từ tấm bản đồ thiên văn bằng đất sét hơn 5.000 năm tuổi
Một nhà thiên văn học thuộc nền văn minh cổ đại Sumer đã ghi lại trên tấm bảng đất sét những sự kiện mà ông quan sát được vào ngày 29/6/3123 trước Công nguyên. Giải mã tấm bản đồ đã tiết lộ một bí ẩn thú vị.
Trong bộ sưu tập của Bảo tàng Anh mang mã số K8538 có một tấm bản đồ thiên văn cổ đại bằng đất sét, được gọi là Planisphere. Đó là một tập hợp các hình vẽ phức tạp về các chòm sao và các ghi chú được khắc bởi một nhà thiên văn học Sumer cổ đại khi quan sát bầu trời.
Tấm bản đồ được nhà khảo cổ học người Anh Sir Henry Layard tìm thấy, phục hồi vào thế kỷ 19 từ thư viện của Vua Ashurbanipal (685- 627 TCN) ở Nineveh, Iraq. Nhưng kể từ khi phát hiện ra nó, các chuyên gia đã không thể hiểu được đầy đủ những gì nhà thiên văn học Sumer muốn truyền đạt. Trong suốt hơn 150 năm, tấm bản đồ bí ẩn đã khiến các chuyên gia bối rối.
Tấm bản đồ thiên văn (bản đồ sao) được tìm thấy, phục hồi vào thế kỷ 19. (Ảnh: Curiosmos).
Gần đây, với sự hỗ trợ của các chương trình máy tính, giúp mô phỏng quỹ đạo cũng như tái tạo lại bầu trời đêm hàng nghìn năm trước. Bản dịch và phân tích cuối cùng đã tiết lộ những bí ẩn thú vị.
Một nhà thiên văn học người Sumer cổ đại đã ghi lại những sự kiện mà ông quan sát được vào ngày 29/6/3123 trước Công nguyên. Thông tin nói rằng, họ đã quan sát thấy một vật thể khổng lồ, có thể nhìn thấy trong không gian, khi nó đâm xuyên qua bầu khí quyển và lao vào Trái đất.
Bản đồ ghi lại sự kiện thiên văn được quan sát vào ngày 29/6/3123 trước Công nguyên. (Ảnh: Curiosmos).
Một nửa tấm bản đồ đề cập đến vị trí của các hành tinh, nửa còn lại nêu chi tiết cách một vật thể khổng lồ, đủ lớn để có thể quan sát ở trong không gian đang tiến đến Trái đất.
Nhà thiên văn học người Sumer xác định sự kiện này có tầm quan trọng lớn nên ông đã ghi lại chính xác quỹ đạo của vật thể so với các ngôi sao.
Các nhà thiên văn cho rằng, vật thể mà nhà thiên văn học Sumer quan sát được rất có thể là tiểu hành tinh đã va chạm với Trái đất tại Köfels, Áo.
Bản đồ cổ ghi lại chính xác quỹ đạo của một tiểu hành tinh khi nó lao xuống Trái đất hơn 5.000 năm trước. (Ảnh: Curiosmos).
Theo các chuyên gia, nhà thiên văn học đã ghi nhận chính xác quỹ đạo của vật thể với sai số chỉ hơn một độ.
Dựa trên những quan sát của các nhà thiên văn học Sumer, các nhà khoa học đã kết luận, vật thể được đề cập rất có thể là một tiểu hành tinh có đường kính hơn 1 km.
Với quỹ đạo của nó, rất có thể nó là loại Aten, tiểu hành tinh gần Trái đất.
Vật thể được đề cập trong bản đồ rất có thể là một tiểu hành tinh có đường kính hơn 1km. (Ảnh: Curiosmos).
Dữ liệu được khắc trên bảng đất sét giải thích thêm tại sao không có một hố va chạm thực tế nào ở Köfels.
Các quan sát chỉ ra rằng, góc tới của tiểu hành tinh rất hẹp, chỉ khoảng 6 độ. Điều đó khiến tảng đá không gian đã trượt xuống một ngọn núi (có thể là đỉnh của Gamskogel) khiến cho tiểu hành tinh tan rã trước khi nó đạt đến điểm va chạm cuối cùng.
Các nhà khoa học giải thích thêm, khi đi xuống thung lũng, tiểu hành tinh đã biến thành một quả cầu lửa khổng lồ, có đường kính khoảng 5km.
Khi nó va chạm vào Köfels, nó tạo ra áp suất cực cao khiến đá tan thành bột. Vì nó không còn là một vật thể rắn, nó không để lại hố va chạm.

Tổng quan về sao Thiên Vương
Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người
Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?
Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống
Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?
Con người thường thấy Mặt Trời màu vàng nhưng thực chất, ngôi sao này phát ra ánh sáng mạnh nhất màu xanh.
